Hiện
nay, việc bảo vệ thương hiệu không chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia. Đăng ký
nhãn hiệu quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng cạnh tranh và bảo vệ quyền
lợi của mình trên thị trường toàn cầu. Tại Việt Nam, quy trình này không chỉ
mang lại sự an tâm cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển bền vững. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về đăng
ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Thoả ước Madrid về đăng ký
nhãn hiệu được ký kết tại Madrid ngày 14/04/1891;
-
Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid gọi tắt là Nghị định thư Madrid, được
ký kết ngày 27/06/1989 tại Madrid.
II.
NỘI DUNG TƯ VẤN
1.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu Quốc tế?
Toàn
cầu hoá kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế là nền tảng thúc đẩy kinh tế phát
triển. Do đó, xu hướng xuất khẩu hàng hoá ra thế giới là xu thế nổi trội và và
đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập với
thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý, trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước
ngoài doanh nghiệp cần thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia nhập khẩu
để được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, tránh việc bị bên khác đăng ký trước dẫn đến
việc mất nhãn hiệu và không thể đưa hàng hóa của doanh nghiệp sang quốc gia nhập
khẩu.
Ngày
nay, đã có nhiều cá nhân, tổ chức doanh nghiệp ý thức hơn về việc bảo hộ nhãn
hiệu của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm tưởng rằng đăng ký nhãn hiệu độc
quyền tại Việt Nam cũng chính là đăng ký nhãn hiệu quốc tế và được bảo hộ trên
toàn thế giới.
Đây
là một sai lầm hoàn toàn. Vậy làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu quốc tế?
Theo
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên
thế giới, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu sẽ theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa là
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.
Do vậy, việc đầu tiên của đăng ký nhãn hiệu quốc tế chính là: lựa chọn quốc gia
đăng ký bảo hộ.
Doanh
nghiệp có thể chọn một hoặc nhiều quốc gia để đăng ký, tùy thuộc vào thị trường
các quốc gia mà doanh nghiệp hướng đến để phát triển dòng sản phẩm mang tên
nhãn hiệu của mình.
2.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam như thế nào?
Tại Việt Nam để đăng ký nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn việc nộp đơn theo hai hình thức:
1) Nộp đơn trực tiếp tại quốc gia dự định đăng ký
2) Nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Việc
nên lựa chọn hình thức đăng ký trực tiếp hay đăng ký thông qua tổ chức sở hữu
trí tuệ thế giới sẽ phụ thuộc vào số quốc gia đăng ký hoặc quốc gia đăng ký có
là thành viên của nghị định thư Madrid hay thỏa ước Madrid hay không. Trong trường
hợp doanh nghiệp chỉ đăng ký tại 1 đến 2 quốc gia doanh nghiệp nên lựa chọn
hình thức đăng ký trực tiếp, ngược lại nếu số lượng quốc gia đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu nhiều, doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức đăng ký nhãn hiệu ra nước
ngoài qua hệ thống Madrid bởi sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc đăng ký.
Hình
thức nộp đơn trực tiếp: Thường áp dụng cho trường hợp
quốc gia mà doanh nghiệp lựa chọn không phải là thành viên của hệ thống Madrid.
Khi tiến hành nộp đơn trực tiếp, doanh nghiệp sẽ phải tuân theo quy định pháp
luật của từng quốc gia (về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thời gian..).
Hình
thức nộp đơn qua hệ thống Madrid: Chỉ nên áp dụng trong
trường hợp doanh nghiệp đăng ký cho nhiều quốc gia. Doanh nghiệp chỉ cần nộp một
đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để được bảo hộ cùng lúc tại nhiều
quốc gia, giúp tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, điều kiện
quan trọng các quốc gia này phải cùng là thành viên của hệ thống Madrid ( thành
viên của Nghị định thư Madrid hoặc Thỏa ước Madrid).
–
Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Thỏa ước Madrid: doanh nghiệp cần
phải có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến
hành đăng ký lên Cơ quan WIPO.
–
Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madrid: khác với
Thỏa ước Madrid, doanh nghiệp chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp
đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc
đăng ký nhãn hiệu lên Cơ quan WIPO.
3.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam
Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1) Số quốc gia đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
2) Tên quốc gia dự định đăng ký nhãn hiệu;
3) Số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ;
4) Hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
5) Theo yêu cầu riêng của từng quốc gia khi đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia đó.
4. Công việc Khánh An Consultant thực hiện cho Quý Khách hàng
1) Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
2) Tra cứu sơ bộ và tư vấn về khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
3) Tư vấn và phân tích các hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế để khách hàng tham khảo và lựa chọn;
4) Tư vấn các bước cần thực hiện để đăng ký nhãn hiệu;
5) Tư vấn giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
6) Soạn thảo hồ sơ, thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
7) Theo dõi đơn đăng ký, trả lời công văn hoặc thông báo từ cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
8) Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc tế hoặc khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
9) Thực hiện các công việc khác liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Tham khảo: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế như thế nào?
Trên
đây là những thông tin về ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?.
Để hiểu rõ hơn về quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, khách hàng vui
lòng liên hệ 02466.885.821/ 096.987.7894.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng.
Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho
Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng
liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address:88 To Vinh Dien, Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha Noi
Mobile:02466.885.821 / 096.987.7894
Web:Khanhanlaw.com
Email:Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!