Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Những dấu hiệu không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:30.

Câu hỏi:

Tôi đang muốn đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho một loại bánh do nhà tôi sản xuất. Tôi đang thắc mắc là không biết tôi cần phải lưu ý những dấu hiệu gì để có thể đảm bảo nhãn hiệu nhà tôi định đi đăng ký sẽ được bảo hộ.

Người gửi: Trần Ngân ( Hà Nam )

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2. Nội dung tư vấn

a. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu

Nếu không làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu sẽ có nguy cơ cao bị làm giả, làm nhái và lẫn với những nhãn hiệu khác, nó sẽ đồng nghĩa với việc Bạn sẽ không có cơ sở pháp lý để bảo hộ khi có tranh chấp xảy ra.

Để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi mua hàng và để đảm bảo người sản xuất chân chính bảo vệ được thành quả đầu tư và uy tín của mình, pháp luật quy định cơ chế bảo vệ độc quyền bằng cách cho phép người sản xuất chân chính đăng ký thương hiệu của mình để sử dụng độc quyền trong thương mại

b. Những trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật những dấu hiệu được bảo hộ là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Đồng thời các dấu hiệu này phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Như vậy, nếu lập luận một cách logic ta có thể hiểu rằng những dấu hiệu không đảm bảo hai tiêu chí nêu trên thì sẽ không được bảo hộ. Theo đó những dấu hiệu sau sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, trong trường hợp này nhãn hiệu mà Bạn định đi đăng ký cần phải tránh các trường hợp mà dấu hiệu không được bảo hộ như chúng tôi đề cập ở trên. Khi Bạn đã đáp ứng đủ các dấu hiệu mà pháp luật cho phép thì Bạn có thể đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có thể giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

 



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894