Ngày nay với sự phát triển vượt trội của nền kinh tế thị trường và cách mạng công nghiệp 4.0 việc đăng ký nhãn hiệu trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp để bảo vệ loại tài sản vô hình nhưng là tài sản có giá trị lớn của công ty. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược muốn vươn ra chiếm lĩnh các thị trường quốc tế. Vậy yêu cầu đặt ra là làm sao để bảo hộ thương hiệu trên phạm vị ngoài lãnh thổ Việt Nam? Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid cho phép các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi rộng. Sau đây qua bài viết này Khánh An sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc trên:
1.Căn cứ pháp lý:
– Thỏa Ước Madrid;
– Nghị định thư Madrid.
2. Nội dung tư vấn:
1.Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid
Chủ sở hữu nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng.
Trong đơn yêu cầu đăng ký quốc tế phải chỉ rõ các nước thành viên của Thỏa ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn sẽ được coi là ngày nhận Đơn tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng hai tháng kể từ ngày đó. Sau ngày nộp đơn, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu.
Đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp, kèm với mẫu nhãn hiệu.
Thủ tục xét nghiệm đơn theo Thỏa ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên. Việc từ chối bảo hộ ở một nước không làm ảnh hưởng tới hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Thông thường, nếu không bị từ chối, đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước Madrid sẽ được chấp thuận trong vòng 12 -14 tháng.
Albania, Algeria, Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Iran, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxembourg, Moldova, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia and Montenegro, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Sỹ, Syrian Arab republic, Tajikistan, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraina, Vietnam.
2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid
Nghị định thư Madrid không thay thế Thỏa ước Madrid mà cùng tồn tại với thỏa ước.
Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng.
Các thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn cũng tương tự theo Thỏa ước Madrid, nhưng có một số điều kiện thuận lợi hơn.
Có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại các nước được chỉ định để chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đăng ký quốc tế theo Nghị định thư bị mất hiệu lực do đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng ở Việt Nam bị mất hiệu lực và trong trường hợp đó các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia được giữ nguyên ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký quốc tế.
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có thể bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp.
Danh sách các nước là thành viên của Nghị định thư Madrid:
Albania, Antiqua and Babuda, Armenia, Australia, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Estonia, Cộng đồng Châu Âu, Phần Lan, Pháp, Georgia, Hy Lạp, Đức, Hungary, Iran, Iceland, Ailen, Italy, Nhật Bản, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Lithuania, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Na Uy, Oman, Ba lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Nga, Serbia, Singapore, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Swaziland, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Thụy sỹ, Thụy Điển, Syrian Arab republic, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraine, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Zambia.
Xử lý đơn: CSHTT có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế (WIPO) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tài liệu cần thiết để nộp đơn
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (phải được làm bằng tiếng Anh và tiếng Pháp);
+ Tờ khai (theo mẫu);
+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
+ Các tài liệu liên quan ;
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu hoặc Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
+ Uỷ quyền
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về "Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế như thế nào?” Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net