Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:30.

Chỉ dẫn địa lý là gì?

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009

2. Chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (một phần của quyền sở hữu trí tuệ) được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 Việt Nam quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Như vậy, chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh nhìn thấy được, dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Như vậy, “Chỉ dẫn địa lý” là thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, xuất xứ của hàng hoá. Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại ngày nay thì chỉ dẫn địa lý là một vấn đề được quan tâm đặc biệt không chỉ từ nhà sản xuất hàng hoá mà còn cả từ phía người tiêu dùng. Một hàng hoá với các ưu thế độc đáo về chất lượng, chỉ duy nhất có được từ một vùng lãnh thổ địa phương nhất định bao giờ cũng chiếm vị trí nổi bật so với các hàng hoá cùng loại khác trên thị trường và chỉ dẫn địa lý là cách thức để truyền đạt một cách trung thực các thông tin đó từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Vì vậy, chỉ dẫn địa lý được coi là một loại tài sản sở hữu trí tụê có giá trị thương mại lớn và việc bảo hộ là cần thiết không những trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế.

3. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Như vậy, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, thì cần phải tồn tại một địa danh, và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó. Vậy để sản phẩm có được những đặc tính khác biệt, bắt buộc sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó. Ví dụ một số chỉ dẫn địa lý đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận, bảo hộ như: Nước mắm Phú Quốc; Chè Shan tuyết Mộc Châu; Chè Tân Cương; Xoài cát Hoà Lộc…

4. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

  • Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
  • Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
  • Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

5. Chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là ai?

Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

  • Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được công nhận thuộc phạm vị một tỉnh.
  • Uỷ ban Nhân dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa lý được công nhận thuộc nhiều địa phương. Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT, Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).
  • Mọi tổ chức, các nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó với điều kiện hàng hoá do tổ chức, các nhân đó sản xuất phải đảm bảo uy tín hoặc danh tiếng vốn có của hàng hoá này.

Khi tổ chức các nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì họ có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hóa, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hoá và quảng cáo cho hàng hoá này.

Trên đây là tư vấn của Khanh An Consultant về chỉ dẫn địa lý. Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Công ty TNHH Tư vấn Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!

 



Bài viết trước đó
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894