Trang chủ / Đất đai / Tư vấn

Đánh giá một số quy định của Luật Cạnh Tranh

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:31.

Trong xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, việc phát triển kinh doanh và tự do kinh doanh là không thể thiếu đối. Song song với việc mở rộng về quy mô cũng như số lượng, vấn đề cạnh tranh xảy ra là tất yếu. Cạnh tranh tạo động lực cho thị trường phát triển, hàng hóa và dịch vụ mang đến cho khách hàng càng phong phú, đa dạng hơn. Nhưng cũng chính vì mục tiêu đạt được lợi thế cạnh tranh, không ít các chủ thể kinh doanh sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tác động tiêu cực đến các chủ thể kinh doanh khác và đặc biệt là khách hàng. Luật Cạnh Tranh 2004 ra đời nhằm giải quyết, ngăn cấm những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Luật Cạnh Tranh năm 2004 và các văn bản kèm theo đã làm rất tốt vai trò của mình, tuy nhiên trong một số điều luật, vẫn còn nhiều những quan điểm trái chiều nhau về cách hiểu cũng như cách ứng dụng. 

KHANH AN CONSULTANT sẽ cùng các bạn tìm hiểu cũng như đánh giá một số quy định của Luật Cạnh tranh và các Văn bản chuyên ngành như sau:

1. Khoản  1  Điều  20  Luật  Cạnh  Tranh  năm  2004

Điều 20: Thông báo việc tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo “

Hiểu thế nào là ” Thị phần kết hợp “, quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh Tranh năm 2004

Điều 3: Giải thích từ ngữ 

5. Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.”

Theo đó, khi các doanh nghiệp muốn thực hiện tập trung kinh tế thì từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải làm hồ sơ thông báo tập trung kinh tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế cung cấp những thông tin cần thiết về tài chính, về sản phẩm, về thì phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan trong hai năm liên tiếp gần nhất… làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phân tích, đánh giá vụ việc.

Tuy nhiên vấn đề đưa ra ở đây, là việc từng doanh nghiệp tự đánh giá thị phần của các doạnh nghiệp còn lại và tính toán mức thị phần kết hợp có nằm trong khoảng từ 30% đến 50% hay không là việc rất khó. Việc xác định thị phần của doanh nghiệp mình cũng đã là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong kiểm toán. Vì vậy, điều luật quy định không rõ ràng, gây khó khăn trong việc hoạt động tập trung kinh tế của các doanh nghiệp. Chỉ cần đánh giá thị phần sai, hậu quả cũng sẽ rất lớn.

 

2. Khoản  1  Điều  96  Luật  Cạnh  Tranh  năm  2004

Điều 96: Điều tra bổ sung, thời hạn điều tra bổ sung

1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Thời hạn điều tra bổ sung là sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu điều tra bổ sung bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.”

Bên cạnh đó, Điều 51 Luật Cạnh Tranh năm 2004 có quy định:

Điều 51: Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh (sau đây gọi là điều tra viên) do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.

2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ” 

Vấn đề đặt ra ở đây, Điều tra viên vốn thuộc sự quản lý và phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Vậy liệu Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thẩm quyền phân công nhiệm vụ cho điều tra viên hay không ?

Luật Cạnh Tranh năm 2004 chưa quy định rành mạch nội dung thuộc 2 điều luật này, gây hiểu làm trong việc phân công quản lý đối với điều tra viên.

 

3. Khoản  2  Điều  16  Nghị  định  số  74/2014/NĐ-CP  quy  định  chi  tiết  Luật  Cạnh  tranh  về  xử  lý  vị  phạm  pháp  luật  trong  lĩnh vực  Luật  Cạnh tranh

Điều 16: Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;

c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường “

Theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Cạnh Tranh, vấn đề ” bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh ” được hiểu là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây:

– Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán lại. Chi phí này gồm: 

+ Chi phí vật tư trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp.

+ Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp, ăn ca trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên.

– Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này. Chi phí này gồm: 

 + Tiền lương.

+ Các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng.

+ Hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới.

+ Tiếp thị, Đóng gói, Bao bì, Vận chuyển, Bảo quản.

+ Khấu hao tài sản cố định.

+ Vật liệu, dụng cụ, đồ dùng.

+ Bốc dỡ hàng hóa, dịch vụ mua ngoài.

+ Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho nhân viên bán hàng theo quy định của pháp luật.

+ Chi lãi vay vốn kinh doanh.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

+ Chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo

+ Các chi phí bằng tiền khác theo quy định của pháp luật.

Từ quy định về giá thành toàn bộ như trên, ta có thể thấy, chế tài phạt vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP là bất hợp lý:

” a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; “

Vốn dĩ việc cung cứng dưới giá thành toàn bộ không mang đến bất cứ một lợi nhuận nào. Vậy tịch thu khoản thu lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm ở đây là không chính xác.

4. Điều  8  Nghị  định  số  74/2014/NĐ-CP  quy  định  chi  tiết  Luật  Cạnh  tranh  về  xử  lý  vị  phạm  pháp  luật  trong  lĩnh  vực  Luật  Cạnh  tranh.

Điều 8: Hành vi thỏa thuận, ấn định hàng hóa

1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây; [……] “

Chế tài phạt vi phạm bằng cách phạt tiền là chính xác, nhưng việc quy định xác định ” phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm ” là bất hợp lý. Hành vi vi phạm được thực hiện trong năm nay, vậy tại sao không phạt vi phạm dựa trên doanh thu chính năm đó mà lại phạt doanh thu trong năm tài chính trước đó? Đây là một quy định khó hiểu đối với các chủ thể kinh doanh khi xác định hình thức phạt vi phạm.

Trên đây là nội dung bình luận của chúng tôi về một số điều luật trong Luật Cạnh Tranh năm 2004 và các văn bản liên quan, hi vọng có thể giúp ích cho các bạn trong việc tiếp cận hiệu quả các quy định của Luật.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894