Câu hỏi:
Trước đây Công ty tôi ký hợp đồng với Công ty đối tác thì có thỏa thuận nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết bằng trọng tài. Nay có tranh chấp xảy ra tôi không muốn giải quyết bằng trọng tài nữa mà kiện ra tòa có được không? Cho tôi biết sự khác nhau giữa phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Tòa án ?
Người gửi: Hiệp Vũ ( Tây Ninh )
Nội dung tư vấn
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1.Căn cứ pháp lý
– Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
– Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003;
– Nghị quyết 01/2014/NĐ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.
2.Giải đáp thắc mắc
a. Tòa án có được phép thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không ?
Theo quy định tại Điều 6 Luật trọng tài thương mại năm 2010:
” Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”
Theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003:
” Điều 5: Thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.”
Vậy đối với trường hợp của bạn, do đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng, cho nên khi có tranh chấp phát sinh, tòa án không được phép thụ lý cho dù bạn có nộp đơn yêu cầu tòa giải quyết, trừ trường hợp nếu bạn chứng minh được thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì tòa án mới được phép thụ lý.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003:
” Điều 10: Thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này;
2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;
3. Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
4. Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;
5. Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
6. Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
b. Sự khác nhau giữa giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài và tòa án
Tiêu chí | Trọng tài | Tòa án |
Tính chất pháp lý | Là tổ chức phi chính phủ, nhà nước không quyết định thành lập | Cơ quan quyền lực nhà nước, |
Tiến hành | Phán quyết chung thẩm, chỉ xét xử 1 lần, không bị kháng nghị, kháng cáo | Trải qua nhiều cấp xét xử, bị kháng nghị, kháng cáo và có thể bị xét xử lại |
Đảm bảo bí mật kinh doanh | Xét xử kín, đảm bảo tuyệt đối bí mật kinh doanh | Xét xử công khai, có thể làm lộ bí mật kinh doanh |
Tính linh hoạt | Các bên có thể lựa chọn trình tự, thời gian, thủ tục đơn giản, thuận tiện | Thủ tục phức tạp, nghiêm ngặt, trải qua nhiều bước |
Phán quyết | Không có tính cưỡng chế | Đảm bảo thực thi bằng quyền lực nhà nước |
Chi phí | Chi phí mang tính độc lập, có thể cao hoặc thấp | Tốn kém hơn tùy thuộc vào thời hạn xét xử trải qua nhiều bước |
Hòa giải | Có yêu cầu của các bên | Bắt buộc ( trừ một số trường hợp không thể thực hiện hòa giải ) |
Thỏa thuận giải quyết | Có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài ( trong hợp đồng ) | Không cần có thỏa thuận |
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.