Khi giao kết hợp đồng,
không ai mong muốn hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Dưới đây là các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy
định pháp luật hiện hành.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật dân sự năm 2015
II. CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG
VÔ HIỆU
1. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức
xã hội
Hợp đồng có mục đích, nội
dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là
những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất
định.
Đạo đức xã hội là những
chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
2. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Khi các bên xác lập hợp
đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo vô
hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp đồng bị che giấu
đó cũng vô hiệu theo quy định pháp luật.
Trường hợp xác lập hợp
đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó vô hiệu.
3. Hợp đồng vô hiệu do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,
thực hiện
Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp sau:
4. Hợp đồng vô hiệu do bị
nhầm lẫn
Hợp đồng được xác lập có
sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác
lập hợp đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu, trừ trường hợp mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các
bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp
đồng vẫn đạt được.
5. Hợp đồng vô hiệu do bị
lựa dối, đe doạ, cưỡng ép
Khi một bên tham gia hợp
đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố hợp đồng đó là vô hiệu.
Lừa dối là hành vi cố ý
của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ
thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng
đó.
Đe dọa, cưỡng ép là hành
vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải giao kết, thực
hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,
nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
6. Hợp đồng vô hiệu do người
xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập
hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.
7. Hợp đồng vô hiệu do không tuân
thủ quy định về hình thức
Hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
III. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP
ĐỒNG VÔ HIỆU
Hợp đồng vô hiệu không
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm hợp
đồng được xác lập.
Khi hợp đồng vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn
trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc
thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
UY TÍN –
CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong
nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi
có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Số 227 Hoàng Thừa
Vũ, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc
096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/