CÁC LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ MỚI NHẤT
Ngày nay, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã trở thành cái tên rất phổ biến trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những điều cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế để hạn chế tối đa rủi ro cho mình. Dưới đây KHÁNH AN sẽ chia sẻ với các bạn những điểm cần chú ý trong hợp đồng mua bánh hàng hoá quốc tế:
Căn cứ pháp lý
Các yếu tố nhận diện hợp đồng quốc tế
Một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế khi có một trong các yếu tố sau:
Chủ thể: cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia ký kết hợp đồng
Căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài
Tài sản liên quan đến hợp đồng nằm ở nước ngoài.
Các lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1. Chủ thể tham gia hợp đồng
Kiểm tra xem đối tác có đủ tư cách pháp lý, đủ thẩm quyền tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của luật nước đối tác có quốc tịch (đối với cá nhân) hoặc đăng ký và hoạt động kinh doanh (đối với tổ chức) hay không.
Kiểm tra điều này bằng cách nào?
Cách 1: Yêu cầu đối tác cung cấp hồ sơ pháp lý. Nhờ lãnh sự quán/đại sự quán của nước mình tại nước của đối tác kiểm tra hộ. Cách này tốn khá nhiều thời gian và sẽ trở thành bất khả thi nếu tại nước đối tác không có lãnh sự quán/đại sự quán của nước mình.
Cách 2: Thuê công ty luật kiểm tra hộ. Có thể là công ty luật của nước đối tác hoặc công ty luật của nước đối tác có chi nhánh/văn phòng đại diện tại nước mình. Có thể là công ty luật trong nước có chi nhánh/văn phòng đại diện tại nước đối tác. Cách này khá tốn kém chi phí và không dễ tìm được một công ty luật uy tín.
2. Đối tượng của hợp đồng
Hàng hoá được xuất khẩu theo quy định pháp luật của nước bán
Hàng hoá được nhập khẩu theo quy định pháp luật của nước mua
3. Hình thức hợp đồng
Theo công ước Viên 1980: "Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.”
Cần phải kiểm tra xem luật của nước mà hai bên lựa chọn để điều chỉnh hợp đồng có tham gia công ước Viên 1980 không và có chấp nhận quy định này không? Trường hợp câu trả lời là có thì hai bên có thể áp dụng quy định này của công ước Viên 1980. Trường hợp câu trả lời là không thì hai bên áp dụng theo quy định của nước mà hai bên đã lựa chọn điều chỉnh hợp đồng.
Ví dụ: hai bên chọn pháp luật Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng
Việt Nam đã tham gia Công ước Viên 1980 vào năm 2015 tuy nhiên lại bảo lưu quy định về hình thức hợp đồng.
Theo điều 27 luật thương mại năm 2005 của Việt Nam: "Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”
Do đó để hợp đồng có hiệu lực pháp lý cần đáp ứng được điều kiện về hình thức theo quy định điều 27 luật thương mại năm 2005 của Việt Nam.
4. Ngôn ngữ hợp đồng
Các bên có thể chọn ngôn ngữ hợp đồng là của nước bán, nước mua hoặc của nước thứ ba.
Thông thường Tiếng Anh hay được lựa chọn làm ngôn ngữ trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Nếu hợp đồng được lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau nên chọn một loại ngôn ngữ được ưu tiên áp dụng.
5. Luật điều chỉnh hợp đồng
Nên chọn luật của nước mà cả hai bên cùng am hiểu
6. Thanh toán
Đồng tiền thanh toán: có thể là đồng tiền của nước bán hoặc nước mua hoặc của nước thứ ba. Thông thường trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các bên hay lựa chọn các đồng tiền có giá trị đảm bảo cao, tỷ giá hối đối ít bị biến động như đô la Mỹ hoăc bảng Anh.
Phương thức thanh toán: có các phương thức phổ biến sau:
Chuyển tiền: Điện chuyển tiền (TT), thư chuyển tiền (MTR)
Nhờ thu: nhờ thu có chứng từ, nhờ thu không có chứng từ
Tín dụng chứng từ (L/C)
Phương thức thanh toán an toàn nhất hiện nay là phương thức thanh toán L/C. Bên bán cần lưu ý thời điểm nhận tiền là thời điểm bên mua nhận được các tài liệu bản gốc được quy định trong L/C hay chỉ cần nhận được bản scan các giấy tờ này qua email là được. Bên bán và bên mua cần thoả thuận rõ điều này.
Trường hợp hai bên đã là đối tác thân thiết của nhau có thể lựa chọn phương thức thanh toán TT vừa nhanh chóng vừa đơn giản.
7. Vận chuyển
Các bên có thể sử dụng Incorterms 2020 để quy định trong hợp đồng nếu thấy phù hợp hoặc có thể tự đưa ra cách thức riêng phù hợp với các bên tham gia hợp đồng.
8. Hardship và bất khả kháng
Hiện nay thiên tai, dịch bệnh đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp do đó cần quy định điều khoản hardship và bất khả kháng một cách rõ ràng trong hợp đồng để hạn chế trách nhiệm liên quan đến các nghĩa vụ này.
Cố gắng lường trước được các khả năng xảy ra hardship và bất khả kháng càng nhiều càng tốt.
9. Giải quyết tranh chấp
Phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài
Phương thức trọng tài chỉ được áp dụng khi hai bên có thoả thuận về việc này. Thoả thuận trọng tài có được thành lập trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Nếu trong hợp đồng đã thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng toà án thì các bên không thể thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nữa.
Thông thường trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các bên hay chọn trung tâm trọng tài có tiếng trên thế giới để giải quyết tranh chấp như: trung tâm trọng tài quốc tế Singapor (SIAC), trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC),…Ưu điểm của phương thức trọng tài là thời gian giải quyết nhanh chóng, tính bảo mật cao tuy nhiên hạn chế là chi phí cao, tính thực thi của phán quyết trọng tài phụ thuộc rất lớn vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp.
Việc soạn thảo/review hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đòi hỏi kiến thức pháp lý sâu rộng không chỉ luật trong nước, luật nước ngoài mà còn các quy định quốc tế có liên quan đồng thời đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Đây là một công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức.
KHÁNH AN là đơn vị tư vấn uy tín trong lĩnh vực hợp đồng. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay cho Khánh An để được hỗ trợ.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Số 227 Hoàng Thừa Vũ, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/