Trang chủ » Tư vấn khác » Tư vấn khác

Thủ Tục Thành Lập Cơ Sở Bán Lẻ Thứ Nhất Tại Việt Nam

Thứ Tư, 19/02/25 lúc 10:51.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, ngày càng gia tăng. Việc thành lập cơ sở bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời đáp ứng các điều kiện về đầu tư, thương mại và quản lý thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp nắm rõ quy trình để hoạt động kinh doanh được triển khai thuận lợi và hợp pháp.


1. Cơ sở pháp lý        

- Luật 05/2017/QH14 ngày 12/06/2017 Luật Quản lý ngoại thương;

- Luật 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 Luật Thương mại;

- Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Luật 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Luật Đầu tư;

- Luật 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016.

2. Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

3. Thủ tục thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cơ sở gửi 02 bộ hồ sơ xin cấp phép cơ sở bán lẻ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Sở Công thương.

Bước 2: Kiểm duyệt hồ sơ

- Sở Công thương tiến hành kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công thương kiểm tra việc đáp ứng điều kiện.

  • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công thương gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương lập văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận giấy phép cơ sở bán lẻ

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công thương cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

- Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Sở Công thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo mẫu;

- Bản giải trình với nội dung theo Khoản 2 Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, bao gồm:

+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện của cơ sở bán lẻ hàng hóa;

+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;

+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao Giấy xác nhận không nợ thuế quá hạn của cơ quan thuế;

- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, cần xác nhận của Ngân hàng liên quan đến việc đã góp đủ vốn điều lệ;

- Bản sao có chứng thực hoặc scan Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Bản sao chứng thực hợp đồng thuê địa điểm hoặc Cam kết thuê địa điểm và các giấy tờ chứng minh địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy phép xây dựng; Giấy tờ liên quan đến Phòng cháy chữa cháy; Giấy tờ của bên cho thuê.

5. Cơ quan cấp giấy phép: Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc.

(Sở Công thương thành phố Hà Nội)

Như vậy, quá trình thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất tại Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định, từ việc xin cấp phép, đáp ứng điều kiện về kinh doanh đến các thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài (nếu có). Việc tuân thủ đúng quy trình không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất để mở rộng hoạt động kinh doanh thành công.

---------------------------------------------

Trên đây là bài viết tư vấn về Thủ Tục Thành Lập Cơ Sở Bán Lẻ Thứ Nhất Tại Việt Nam. Rất mong được hỗ trợ các Quý khách hàng

Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua điện thoại!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894

Email: info@khanhanlaw.net

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
Dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C D mới nhất Trước năm 2022, trang thiết bị y tế nhóm C,D không bắt buộc phải đăng ký lưu hành mà có thể xin giấy phép nhập khẩu hoặc công khai phân loại đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải phê duyệt cấp phép nhập khẩu. Từ 01/01/2022 nghị định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực, đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D phải đăng ký lưu hành. Tuy tại điều khoản chuyển tiếp một số trang thiết bị y tế được phép tiếp tục nhập khẩu đến 31/12/2022, nhưng do tính chất đặc thù của trang thiết bị y tế, một số cơ quan hải quan vẫn yêu cầu buộc phải có số lưu hành trang thiết bị y tế để thông quan hàng hóa. Cùng Khánh An tìm hiểu dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D trong bài viết sau:
THỦ TỤC CẤP SỐ LƯU HÀNH KHẨN CẤP CHO MÁY X-QUANG DI ĐỘNG NHANH CHÓNG UY TÍN THEO QUY ĐỊNH CẬP NHẬP MỚI NHẤT BỘ Y TẾ Máy chụp X quang di động là thiết bị chụp X quang với nhiều tiện ích và ưu điểm vượt trội. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trong y học các dòng máy chụp X quang di động ngày càng được cải tiến giúp mang lại nhiều tiện ích trong việc chuẩn đoán hình ảnh.
Thủ tục nhập khẩu Test Nhanh Covid 19 Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus và xét nghiệm tìm kháng thể do cơ thể sinh ra để chống lại virut. Test nhanh covid 19 phát hiện kháng nguyên covid 19 hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi để sàng lọc diện rộng nhằm phát hiện covid 19.
Dịch vụ xin Giấy phép nhập khẩu Test Covid sử dụng với máy PCR Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus. Test phát hiện kháng nguyên virus SarS-CoV-2 là gì? Kit xét nghiệm đa chỉ tiêu SARS-CoV-2 RT-PCR là hóa chất chuẩn đoán dùng trong xét nghiệm định tính RNA từ vi-rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real-Time RT-PCR từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên như mẫu phết dịch mũi họng và mẫu phết dịch hầu họng.
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894