Câu hỏi:
Hiện tại, tôi muốn kết hợp với 2 người bạn nữa để mở một công ty làm về chế biến nông sản. Anh chị cho tôi tư vấn nên thành lập loại hình công ty gì và những vấn đề liên quan đến vốn tối thiểu của công ty ?
Người gửi: Minh Anh ( Khánh Hòa )
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của công ty tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp năm 2014 ;
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
2. Giải đáp thắc mắc
Dựa trên số lượng thành viên của bạn ( 3 thành viên ), chúng tôi có thể đưa ra 2 loại hình công ty phù hợp nhất để bạn chọn lựa: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần.
Về số vốn tối thiểu của công ty: Do ngành nghề kinh doanh của bạn không nằm trong danh mục những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định, cho nên pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu cho ngành nghề kinh doanh của bạn. Vốn đăng ký bạn đầu của công ty bạn phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, ngành nghề hoạt động và định hướng phát triển của công ty.
2.1 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Ưu điểm:
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi góp vốn của mình. Hạn chế gây rủi ro cho người góp vốn.
- Số lượng các thành viên không nhiều ( Số lượng không vượt quá 50 ) nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
- Hạn chế được sự tham gia của người ngoài vào công ty thông qua chế độ chuyển nhượng vốn. Biểu hiện ở việc thành viên phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
– Nhược điểm:
- Số thành viên bị hạn chế cho nên khó huy động vốn và không được phát hành cổ phiếu.
- Thành viên của công ty không được rút vốn góp ra khỏi công ty trong những trường hợp nhất định
- Nếu doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng quy mô, tăng số thành viên ( lớn hơn 50 thành viên ) thì buộc phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH sang công ty cổ phần.
2.2 Công ty cổ phần
– Ưu điểm:
- Chế độ chịu trách nhiệm là hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp của mình. Hạn chế rủi ro cho các cổ đông.
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu.
- Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng.
– Nhược điểm:
- Khó tránh khỏi việc tham gia vào các hoạt động của công ty từ bên ngoài do số lượng cổ đông lớn. Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp.
- Thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.
Đánh giá trên những ưu nhược điểm đó, chúng tôi thấy được loại hình công ty cổ phần là phù hợp và mang đến những lợi ích tốt nhất cho bạn. Từ đó, bạn cần dựa trên các ưu và nhược điểm trên để cân nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp mới mô hình kinh doanh, khả năng tài chính, thuế, khả năng chuyển nhượng, xu hướng nhà đầu tư, trách nhiệm tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất