Quảng cáo là hành vi thường xuyên liên tục và có chủ đích của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên do sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, quảng cáo cũng được phát triển ngày một nhanh chóng tiềm ẩn nhiều tác động xấu cho đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Luật cạnh tranh năm 2004 đã quy định về hành vi quảng cáo bắt chước là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hôm nay Khánh An sẽ cùng quý khách hàng tìm hiểu và phân tích quy định này.
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật cạnh tranh năm 2004;
– Nghị định 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực cạnh tranh.
2. Nôi dung tư vấn:
Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2004 quy định như sau:
Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;”
Như vậy hành vi quảng cáo bắt chước là một trong những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Quảng cáo bắt chước là quảng cáo theo cách thức của một chủ thể khác. Tức là quảng cáo được thực hiện với nội dung và cách trình bày, biểu đạt giống với quảng cáo đã có.
Quảng cáo là sản phẩm trí tuệ của con người, do chủ thể quảng cáo sáng tạo tư duy mà có. Do đó việc sao chép nội dung và cách thức quảng cáo là hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu trì tuệ của chủ thể khác.
Tuy nhiên việc bảo hộ tác giả chỉ quan tâm đến việc chống sao chép tác phẩm, nghĩa là bắt chước một cách tuyệt đối. Luật sở hữu trí tuệ cũng chỉ hướng đến việc bảo vệ về mặt hình thức: "Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.”, chứ không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng của tác phẩm. Một quảng cáo bắt chước được sử dụng để quảng cáo một hàng hóa, dịch vụ khác so với quảng cáo mẫu, do đó không thể bắt chước một cách y hệt.
Tuy nhiên việc bắt chước này dẫn tới việc gây nhầm lẫn cho khách hàng người tiêu dùng về sản phẩm như sau:
– Nhầm lẫn về nguồn gốc: Khi tiếp nhận các quảng cáo có nội dung và cách thức biểu đạt tương tự, người tiêu dùng dễ ngộ nhận đây là 2 sản phẩm khác nhau nhưng đều có chung một nhà sản xuất.
-Nhầm lẫn về liên hệ: Trong trường hợp người xem không bị nhầm lẫn hai hàng hóa, dịch vụ cùng một nhà sản xuất như trên thì rất có thể họ cho rằng giữa hai nhà sản xuất có mối liên quan, liên hệ trong kinh doanh, thuộc cùng một tập đoàn, có quan hệ đối tác hay ủy thác, nhượng quyền,…
Vì vậy quảng cáo bắt chước có những tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.
Hành vi quảng cáo bắt chước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có đầy đủ 4 yếu tố sau:
– Có hành vi quảng cáo bắt chước
– Có thiệt hại xảy ra
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi quảng cáo bắt chước và thiệt hại xảy ra
– Phải có yếu tố lỗi
Khi có đủ 4 yếu tố này hành vi quảng cáo bắt chước sẽ bị xử phạt theo quy định tại NĐ 71/2014/NĐ-CP như sau:
Mỗi hành vi vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi . Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất