Hợp đồng chuyển nhượng
nhãn hiệu và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (lixang) là hai loại
hợp đồng phổ biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều
khách hàng nhầm lẫn giữa hai loại hợp đồng này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các
tiêu chí để phân biệt hai loại hợp đồng này.
I. Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
Và các văn bản khác
có liên quan.
II. Phân biệt hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và hợp
đồng lixang
STT
|
Tiêu chí
|
Hợp đồng lixang
|
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
|
1
|
Khái niệm
|
Là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu (bên chuyển
quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi quyền
và thời hạn sử dụng của mình mà các bên đã thỏa thuận.
|
Là sự thỏa thuận giữa
các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của
mình cho tổ chức, cá nhân khác (bên nhận chuyển nhượng). Từ thời điểm hợp đồng
được đăng ký tại cơ quạn nhà nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở
thành chủ sở hữu nhãn hiệu.
|
2
|
Chủ thể hợp đồng
|
Bên chuyển giao có
thể là chủ sở hữu hoặc là bên nhận chuyển giao theo một hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng khác khác.
Bên nhận chuyển
giao là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.
|
Bên chuyển nhượng
là chủ sở hữu nhãn hiệu.
Bên nhận chuyển nhượng
là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật
|
3
|
Bản chất pháp lý
|
Bên nhận chuyển quyền
giao không trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu
theo phạm vi mà các bên đã thỏa thuận.
|
Bên chuyển nhượng
chấm dứt quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và xác lập quyền sở hữu cho bên nhận
chuyển nhượng
|
4
|
Các điều kiện hạn
chế việc chuyển giao
|
Quyền sử dụng nhãn
hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành
viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Bên được chuyển quyền
không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên
chuyển quyền cho phép.
Bên được chuyển quyền
sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về
việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
|
Chủ sở hữu quyền sở
hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo
hộ.
Việc chuyển nhượng
quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc
của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn
hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với
người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
|
5
|
Nội dung của hợp đồng
|
Hợp đồng phải có
các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy
đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển
giao quyền sử dụng;
c) Dạng hợp đồng;
d) Phạm vi chuyển
giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
đ) Thời hạn hợp đồng;
e) Giá chuyển giao
quyền sử dụng;
g) Quyền và nghĩa vụ
của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
Lưu ý: Hợp đồng không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây: a) Cấm bên được
chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên
được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến
đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng
ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
b) Trực tiếp hoặc
gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản
xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang
các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu
công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
c) Buộc bên được
chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh
kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền
chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên
được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
d) Cấm bên được
chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền
chuyển giao của bên chuyển quyền.
|
Hợp đồng phải có
các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy
đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển
nhượng;
c) Giá chuyển nhượng;
d) Quyền và nghĩa vụ
của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
|
6
|
Hiệu lực của hợp đồng
|
Hợp đồng chuyển có
hiệu lực theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
|
Hợp đồng chuyển chỉ
có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu
công nghiệp
|
Tham khảo:
Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản quy định nội bộ
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ
CAO là những giá trị chúng tôi mang tới
cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho
Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net