Hoạt động dịch vụ việc làm là một trong những ngành nghề thu hút được quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động dịch vụ việc làm diễn ra hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này cần phải có giấy phép hoạt động. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm? Sau đây, Khánh An sẽ gửi đến Quý khách hàng các thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề này.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật việc làm 2013
- Nghị định 23/2021/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
2. Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
- Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
- Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
- Không đảm bảo một trong các điều kiện về địa điểm đặt trụ sở, ký quỹ, điều kiện về người đại diện theo pháp luật;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.
3. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối với trường hợp Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp; Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản; Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép;
- Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đối với trường hợp giấy phép bị mất;
- Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
4.1 Trường hợp thu hồi giấy phép đối với trường hợp Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp; Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản; Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ tại mục 3 đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4.2. Thu hồi đối với các trường hợp còn lại
Khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của kiến nghị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan hoặc nghiên cứu hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm quy định.
Trên đây là bài viết về Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với doanh nghiệp. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
Xem thêm:
Sử dụng dịch vụ của Khánh An: Thành lập doanh nghiệp / Xin giấy phép lao động / Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu / Thành lập trung tâm tư vấn du học / Giấy phép con / Đầu tư nước ngoài / …
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!