Công
ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay được nhiều
người lựa chọn để thành lập doanh nghiệp với những ưu thế như quy mô lớn, mở rộng
thị trường kinh doanh, khả năng huy động vốn cao… Trong quá trình hoạt động,
công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán cổ phần. Do đó Khánh
An xin gửi tới Quý khách hàng bài viết dưới đây cùng tìm hiểu quy định của pháp
luật về chào bán cổ phần trong công ty cổ phần.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật
doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị
định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Luật
chứng khoán 2006.
2. Nội dung tư vấn
2.1. Công ty cổ phần là gì?
Công
ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn
điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ
đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa;
- Cổ
đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp.
Công
ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và
các loại chứng khoán khác của công ty.
2.2. Các loại cổ phần
Công
ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần
có thể có cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
- Cổ
phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ
phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ
phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ
phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
2.3. Các hình thức chào bán cổ phần
Chào
bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
- Chào
bán cổ phần riêng lẻ;
- Chào
bán cổ phần ra công chúng.
Theo
đó, chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần
được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
2.3.1. Chào bán cổ phần
cho cổ đông hiện hữu
Chào
bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần,
loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ
đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.
Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của
công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:
- Công
ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được
địa chỉ liên lạc của họ trong số đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước
ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
-
Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của
cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ
pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần
và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến
chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn
đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm
theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường
hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo
thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
- Cổ
đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
Trường
hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển
quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần
được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện
không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường
hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có
quy định khác.
2.3.2. Chào bán cổ phần
riêng lẻ
Chào
bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải
đáp ứng các điều kiện sau đây:
-
Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
- Chào
bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc
chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Công
ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ
theo quy định sau đây:
- Công
ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Cổ
đông của công ty thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định tại khoản 2
Điều 124 của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
- Trường
hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết thì số cổ phần
còn lại được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều
kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường
hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.
2.3.3. Chào bán cổ phần ra công chúng
Điều
kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng:
- Vốn
đăng ký mà công ty đã thanh toán khi đăng ký từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên được
tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt
động kinh doanh của năm ngay trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ lũy kế trong năm đăng ký chào bán;
- Có
phương án phát hành và phương án sử dụng nguồn vốn thu được từ đợt phát hành được
Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Tham khảo thêm: Hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
UY TÍN
– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang lại cho Quý khách
hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động
lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
ngay với chúng tôi
Thông
tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile:
02466.885.821 / 096.987.7894
Web:
Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh
được hợp tác cùng Quý khách!