Đa số ngày nay, khi mọi
người đi xin việc đều mang theo bản sơ yếu lý lịch của cá nhân đi phỏng vấn, và
trong hồ sơ xin việc thường có xác nhận của UBND xã nơi người đó thường trú. Và
việc lan truyền nhau rằng xin xác nhận sơ yếu lý lịch phải về xã xin đã làm cho
nhiều người chưa hiểu rõ về vấn đề trên muốn xác nhận sơ yếu lý lịch phải lận đận
về quê, điều này gây tổn hại không chỉ về kinh tế mà còn cả thời gian và công sức
của người xin xác nhận sơ yếu lý lịch.
I,
Căn cứ pháp lý
+
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+
Thông tư 226/2016/TT-BTC chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
II,
Nội dung
Căn cứ quy định tại điều
24 nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định:
Điều 24. Thủ tục chứng thực
chữ ký
1.
Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a)
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn
giá trị sử dụng;
b)
Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Như vậy theo quy định
trên chỉ là chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch hay nói một cách cụ thể thì "Chứng
thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký
trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Chữ ký được chứng
thực theo quy định có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký
đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn
bản.
Ngoài ra theo khoản 5 điều
5 nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 5. Thẩm quyền và
trách nhiệm chứng thực
5.
Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản,
chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người
yêu cầu chứng thực.
Như vậy, việc xác nhận Sơ
yếu lý lịch không phụ thuộc vào nơi cư trú của người chứng thực, do đó bạn có
thể lựa chọn 03 phương thức sau để chứng thực Sơ yếu lý lịch của bản thân:
1.
Ra UBND phường, xã nơi có hộ khẩu thường trú để xác nhận
Người khai mang hộ khẩu
và chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu ra UBND nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú kèm với Sơ yếu lý lịch đã khai đầy đủ và đề nghị họ xác nhận vào đó.
2.
Ra bất kỳ UBND phường, xã hoặc Phòng Tư pháp nào để xác nhận
Bất cứ Phòng Tư pháp,
UBND phường, xã nào cũng có thẩm quyền chứng thực vào Sơ yếu lý lịch là
đúng người khai lý lịch đã ký trước mặt họ và chữ ký đó là chữ ký của người
khai.
Lưu ý: Thông thường,
nếu người khai trình bày yêu cầu là cần xác nhận hoặc chứng thực Sơ yếu
lý lịch thì phía UBND xã sẽ hướng dẫn người khai về UBND phường, xã nơi
thường trú để được xác nhận. Do vậy, người yêu cầu cần nói ra là muốn chứng
thực chữ ký của mình trong đó.
3.
Ra bất kỳ Văn phòng công chứng nào để xác nhận
Các Văn phòng công chứng
hiện nay đều có thẩm quyền chứng thực chữ ký và người khai chỉ cần mang theo
giấy tờ tùy thân cùng với Sơ yếu lý lịch để được chứng thực chữ ký
trên Sơ yếu lý lịch.
III,
Lệ phí
+ Thông tư 226/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định cụ thể
về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực. Theo đó, phí
chứng thực chữ ký là 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc
nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.
Trên đây là tư vấn của
Chúng tôi về vấn đề "Xác nhận sơ yếu lý lịch có cần về nơi thường trú không?”
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với
Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho
các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã
mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline:
02466.885.821 hoặc096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com.
Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất