Câu hỏi:
Chào luật sư, Tôi rất thích viết các truyện ngắn, truyện dài, tản văn,… nên viết rất nhiều. Do hiện nay có nhiều người đọc tự ý chia sẻ các câu chuyện của tôi trên mạng xã hội mà không ghi rõ nguồn, điều đó làm tôi rất bực mình. Sắp tới, tôi muốn xuất bản 1 quyển sách tuyển tập các truyện ngắn được nhiều bạn đọc yêu thích nhất, vậy công ty cho tôi hỏi thủ tục đăng ký bản quyền tác giả phải làm như thế nào, lệ phí cần bao nhiêu ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn ạ ! Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người gửi: Minh Anh Nguyễn ( Hà Nội )
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Công ty TNHH tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
- Thông tư 211/2016/TT-BTC
2. Giải đáp thắc mắc
Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Căn cứ theo quy định trên, tuyển tập truyện ngắn mà bạn dự định xuất bản là 1 tác phẩm văn học và bạn có quyền đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả. ( Mẫu số 01 Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL)
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
– 02 bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả;
– Giấy cam đoan của tác giả về việc độc lập sáng tạo tác phẩm;
– Giấy uỷ quyền ( trong trường hợp bạn ủy quyền cho người khác đi nộp đơn);
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn ( nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa);
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả ( nếu tác phẩm có đồng tác giả);
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu ( nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).
Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.
Lệ phí đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng.
Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!