Rượu được xem là nhóm sản phẩm tiêu thụ đăc
biệt. Do đó quy chế pháp lý cũng tương đối chặt chẽ, để đưa được rượu về Việt
nam phân phối thì doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều quy định. Và trước khi
đưa ra thị trường rượu nhập khẩu bắt buộc phải dán tem. Để hiểu rõ hơn về thủ tục
này Khánh An xin tư vấn cho Quý khách hàng về thủ tục dán tem lên chai rượu nhập
khẩu.
1. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 105/2017/NĐ - CP về kinh doanh rượu;
- Thông tư 160/2013/TT-
BTC hướng dẫn việc in, phát hành quản lý sử dụng tem rượu;
- Thông tư 38/2015/TTBTC
về thủ tục hải quan; thuế xuất khẩu và nhập khẩu…
- Công văn Số: 10241/BTC-TCT V/v: dán tem rượu nhập khẩu và dán tem rượu
sản xuất trong nước.
2. Thẩm quyền in, bán tem rượu nhập khẩu
3. Về nguyên tắc quy định
việc dán tem
Theo
điều 3.1 Thông tư số 160/2013/TT-BTC quy định: Rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước
phải được đóng thành chai (bao gồm cả hũ, bình, lọ, can, túi, hộp, thùng), dưới
đây gọi chung là chai. Mỗi chai được dán một (01) con tem. Trường hợp chai rượu
có sử dụng màng bóng kính bọc bên ngoài thì tem phải được dán vào chai, hũ,
bình trước khi được đóng màng bóng kính phủ bên ngoài.
4. Mẫu tem quy định
- Mẫu tem dán đối với rượu có nồng độ cồn nhỏ hơn 30
độ (độ cồn <300) có kích thước 13x120mm;màu xanh ghi.
- Mẫu tem dán đối với rượu có nồng độ cồn bằng hoặc lớn hơn 30 độ (độ cồn >=
300) có kíchthước 13x120mm; màu xanh vàng.
Tem có kích thước 13mm x 120mm in trên giấy xi bóc vỡ, tem được dán lên sản phẩm khi bật nắp tem cũng tự vỡ ra không cần sử dụng lực mạnh. Được làm bằng các chất liệu đặc biệt chống phục chế, làm giả.
- Tem rượu nhập khẩu có gắn dàiHologram giống như việc bảo vệ tín phiếu, ngân
phiếu kho bạc. Có in ký hiệu vàđánh số thứ tự từ số 000001 đến số 999.999.
=> Kinh phí in tem có nguồn từ NSNN.
5. Đơn vị thực hiện dán tem
Theo
Điều 4 Thông tư Thông tư số 160/2013/TT-BTC quy định như sau:
Đối
với rượu đóng chai nhập khẩu qua các cửa khẩu: doanh nghiệp thực hiện dán tem
rượu nhập khẩu tại nơi kiểm tra thực tế hàng hóa dưới sự giám sát của công chức
Hải quan => Tổng cục Hải quan thực hiện in, phát hành tem rượu nhập khẩu.
Đối
với rượu nhập khẩu về đóng chai trong nước: Doanh nghiệp thực hiện và tự chịu
trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu tại cơ sở đóng chai trước khi đưa ra
thị trường để tiêu thụ => Tổng cục Thuế thực hiện in, phát hành tem rượu sản xuất trong
nước.
Đối
với rượu sản xuất trong nước: tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao
gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép sản
xuất rượu công nghiệp) để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá
nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem đúng quy định cho sản phẩm
rượu sản xuất tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi
đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước.
6. Hồ sơ đăng ký mua tem rượu nhập khẩu
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
+
Tên doanh nghiệp
+ Mã số thuế
+ Địa chỉ số điện thoại của đơn vị mua tem.
Trên đây là bài viết tư vấn của Khánh An về thủ tục này, Nếu có bất kỳ
thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được
giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý
Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại
động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại
tới Bạn sớm nhất