Trang chủ » Giấy phép con » Xin cấp giấy phép xây dựng

Nội dung Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Thứ Năm, 27/05/21 lúc 17:22.

Ngày 03/03/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật số62/2020/QH14) về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệtdự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lýtrật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựngtại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầutư xây dựng.

Khánh An thông qua bài viết này, để truyền tải nội dung nàytới các Quý khách hàng.

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các dịch vụ liên quan đếnGiấy phép hoạt động xây dựng của Nhà thầu nước ngoài dưới đây:

1.       Dịch vụ xin giấyphép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài uy tín, giá rẻ

2.       Dịch vụ thay đổigiấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Nội dung của Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2021

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chứcChính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phươngthức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thịngày 17 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng BộXây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị địnhquy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

ChươngI

NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG

Điều1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiếtthi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Xây dựng năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật số 62/2020/QH14) vềquản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kếxây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng;xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài;quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối vớicơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầutư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Các tổ chức, cá nhân trongnước hoạt động đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện theo quy định riêng tạiMục 2 Chương V Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Đối với dự án sử dụng vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thựchiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA vàvốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; trường hợp quy định của điều ướcquốc tế về vốn ODA đã được ký kết có quy định khác quy định của Nghị định nàythì áp dụng theo điều ước quốc tế.

Điều3. Giải thích từ ngữ

1. Công trình chính của dự ánđầu tư xây dựng là công trình có quy mô, công năng quyết định đến mục tiêu, quymô đầu tư của dự án.

2. Công trình ảnh hưởng lớn đếnan toàn, lợi ích cộng đồng là công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục X Nghị định này.

3. Công trình xây dựng theotuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vựcđịa giới hành chính, như: đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễnthông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủylợi, thủy điện; kênh dẫn nước tưới, tiêu; đê, kè và các công trình tương tựkhác.

4. Công trình hiệu quả năng lượng(Energy Efficiency Building) là công trình xây dựng đáp ứng các tiêu chí, tiêuchuẩn quốc gia về hiệu quả năng lượng.

5. Công trình tiết kiệm tàinguyên (Resource Efficiency Building) là công trình xây dựng có áp dụng các giảipháp kỹ thuật sử dụng, tiêu thụ tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưđất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

6. Công trình xanh (GreenBuilding) là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứngcác tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên;đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường sống bên trong công trình và bảo vệmôi trường bên ngoài công trình.

7. Dự án quan trọng quốc giatheo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định này gồm: dự án quan trọng quốc giatheo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công; dự án do Quốc hội quyết địnhchủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đốitác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định củapháp luật về đầu tư.

8. Dự án đầu tư xây dựng quymô lớn sử dụng vốn khác có yêu cầu thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tưxây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng, gồm: dự án đầu tư xây dựng nhóm Atheo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công; dự án đầu tư xây dựng doQuốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án đầu tư xây dựngnhà ở, khu đô thị có yêu cầu thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tưtheo quy định của pháp luật về đầu tư.

9. Dự án đầu tư xây dựng sử dụngvốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nướctheo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng không bao gồm vốn đầu tư côngtheo quy định của pháp luật về đầu tư công.

10. Giấy phép hoạt động xây dựnglà giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nướcngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu theo quy định của pháp luật ViệtNam.

11. Thiết kế kỹ thuật tổng thể(Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kếđược lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dựán đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền côngnghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải phápxây dựng phục vụ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hợp đồng EPC hoặc theo yêu cầuđặc thù để triển khai bước thiết kế tiếp theo.

12. Nhà thầu nước ngoài là tổchức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phảicó năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luậtdân sự và năng hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo phápluật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu,nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.

13. Chủ nhiệm là chức danh củacá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việctư vấn có nhiều chuyên môn khác nhau, gồm: chủ nhiệm lập thiết kế quy hoạch xâydựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

14. Chủ trì là chức danh củacá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ phụ trách thực hiện công việc theo lĩnh vựcchuyên môn, gồm: chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế, thẩmtra thiết kế xây dựng; chủ trì kiểm định xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quảnlý chi phí đầu tư xây dựng.

15. Giám sát trưởng là chứcdanh của cá nhân được tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình giao nhiệmvụ quản lý, điều hành hoạt động giám sát thi công xây dựng đối với một côngtrình hoặc gói thầu cụ thể.

16. Chỉ huy trưởng hoặc giám đốcdự án của nhà thầu (sau đây gọi chung là chỉ huy trưởng) là chức danh của cánhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt độngthi công xây dựng đối với một công trình hoặc gói thầu cụ thể.

17. Giám đốc quản lý dự án làchức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyênngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luậtcủa tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư(trường hợp chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc hoặc thành lập banquản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thựchiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng cụ thể.

18. Người đề nghị thẩm định làchủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được người quyết định đầu tư hoặc cơquan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưaxác định được chủ đầu tư để trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tưxây dựng, thiết kế xây dựng.

19. Mã số chứng chỉ hành nghềlà dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng củacá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hànhnghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ hành nghề.Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điềuchỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

20. Mã số chứng chỉ năng lựclà dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng củatổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ nănglực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ năng lực.Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điềuchỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.

Điều4. Trình tự đầu tư xây dựng

1. Trình tự thực hiện đầu tưxây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm2014, được quy định cụ thể như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồmcác công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khảthi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phêduyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tưxây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầutư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dựán;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồmcác công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sátxây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phépxây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọnnhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sátthi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử;nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụngvà các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựnggồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành,xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồsơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

2. Trình tự thực hiện dự án đầutư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị địnhnày. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phầnxây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầutư theo phương thức đối tác công tư. Đối với các dự án còn lại, tùy thuộc điềukiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết địnhtrình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việcquy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, phù hợp với các nội dung tạiquyết định phê duyệt dự án.

3. Theo tính chất của dự án vàđiều kiện cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện tại giaiđoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tụctheo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng đượcphân loại theo quy định tại Điều 49 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luậtsố 62/2020/QH14, được quy định chi tiết nhằm quản lý các hoạt động xây dựngtheo quy định tại Nghị định này như sau:

1. Theo công năng phục vụ củadự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dựán đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụlục IX Nghị định này.

2. Theo nguồn vốn sử dụng, hìnhthức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tưcông, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụngvốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trênđược phân loại để quản lý theo các quy định tại Nghị định này như sau:

a) Dự án sử dụng vốn hỗn hợpcó tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốnđầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định củapháp luật về PPP;

b) Dự án sử dụng vốn hỗn hợpbao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhànước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tưthì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầutư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốnkhác.

3. Trừ trường hợp người quyếtđịnh đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầutư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tưxây dựng gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụngcho mục đích tôn giáo;

b) Dự án đầu tư xây dựng mới,sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồmtiền sử dụng đất);

c) Dự án đầu tư xây dựng có nộidung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trìnhhoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình cógiá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng(trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đốitác công tư).

Điều6. Ứng dụng mô hình thông tin công trình và các giải pháp công nghệ số

1. Khuyến khích áp dụng môhình thông tin công trình (sau đây gọi tắt là BIM), giải pháp công nghệ sốtrong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Người quyết định đầutư quyết định việc áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số khi quyết định dự án đầutư xây dựng.

2. Tệp tin BIM là một thành phầntrong hồ sơ thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn thành công trình đối với các dự án,công trình xây dựng áp dụng BIM. Nội dung và mức độ chi tiết của mô hình thôngtin công trình thực hiện theo thỏa thuận của các bên có liên quan đến việc ứngdụng BIM trong hợp đồng xây dựng.

3. Thủ tướng Chính phủ quy địnhlộ trình áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng.

Điều7. Công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên và côngtrình xanh

1. Khi đầu tư xây dựng côngtrình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quảnăng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

2. Nhà nước khuyến khích xây dựng,phát triển và đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiếtkiệm tài nguyên, công trình xanh.

3. Việc phát triển các côngtrình nêu tại khoản 2 Điều này thực hiện theo chính sách, kế hoạch và lộ trìnháp dụng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chứcxây dựng tiêu chuẩn quy định về tiêu chí, quy trình đánh giá, chứng nhận côngtrình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh.

Điều8. Quy định về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nướcngoài (gọi chung là tiêu chuẩn nước ngoài); tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và côngnghệ mới trong hoạt động xây dựng

1. Việc lựa chọn, áp dụng tiêuchuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựngvà quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩnnước ngoài:

a) Trong thuyết minh thiết kếxây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), phải có đánh giá về tính tương thích,đồng bộ và sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Ưu tiên sử dụng các tiêuchuẩn nước ngoài đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.

3. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩncơ sở:

a) Khi áp dụng tiêu chuẩn cơ sởthì phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tínhtương thích, đồng bộ với các tiêu chuẩn có liên quan;

b) Việc công bố các tiêu chuẩncơ sở phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình được quy định tại các phápluật khác có liên quan.

4. Việc sử dụng vật liệu, côngnghệ mới lần đầu được áp dụng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tươngthích với các tiêu chuẩn có liên quan; đảm bảo tính khả thi, sự bền vững, antoàn và hiệu quả.

ChươngII

LẬP, THẨMĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN, QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Mục 1.LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều9. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Việc lập Báo cáo nghiên cứutiền khả thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựngđược thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Xây dựngnăm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều1 của Luật số 62/2020/QH14.

2. Phương án thiết kế sơ bộ củaBáo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minhvà bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:

a) Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm:Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án; bản vẽthể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

b) Thuyết minh về quy mô, tínhchất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp vớiquy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyếtminh về giải pháp thiết kế sơ bộ;

c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộvề dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

3. Việc lập sơ bộ tổng mức đầutư của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy địnhcủa Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Nội dung Báo cáo nghiên cứutiền khả thi quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luậtsố 62/2020/QH14, trong đó, theo yêu cầu từng dự án, thuyết minh Báo cáonghiên cứu tiền khả thi cần có một số nội dung cụ thể như sau:

a) Việc đáp ứng các điều kiệnlàm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có) đối vớitrường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầutư;

b) Dự kiến diện tích đất trồnglúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển đổi mục đích sử dụng đểlàm dự án đầu tư xây dựng (nếu có);

c) Đối với dự án khu đô thị,nhà ở cần có thuyết minh việc triển khai dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu, định hướngphát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trongtừng giai đoạn (nếu có); sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất pháttriển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thịtrong dự án và kết nối với hạ tầng ngoài phạm vi dự án đối với dự án khu đô thị.

Điều10. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Việc thẩm định báo cáonghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đượcthực hiện theo quy định của pháp Luật về đầu tư; việc thẩm định báo cáo nghiêncứu tiền khả thi dự án đầu tư công, dự án PPP được thực hiện theo quy định củapháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

2. Sau khi dự án được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy địnhtại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩnbị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sởtriển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều11. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

1. Nội dung Báo cáo nghiên cứukhả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 54 củaLuật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều1 của Luật số 62/2020/QH14.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựngnhà ở, khu đô thị, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải thuyết minhrõ các nội dung sau:

a) Sự phù hợp của dự án đầu tưđối với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt(nếu có);

b) Tổng diện tích sàn xây dựngnhà ở; tỷ lệ, số lượng các loại nhà ở (biệt thự, liền kề, căn hộ chung cư) và sựtương thích của số lượng các loại nhà ở với chỉ tiêu dân số được phê duyệt;

c) Diện tích đất dành để xây dựngnhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

d) Phương án kinh doanh các sảnphẩm nhà ở và các sản phẩm khác của dự án;

đ) Sự phù hợp với định hướngphát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt (nếu có); kếhoạch xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật trước khi khaithác nhà ở (nếu có), công trình hạ tầng xã hội và các công trình khác trong dựán; kế hoạch và danh mục các khu vực hoặc công trình và dịch vụ công ích sẽ bàngiao trong trường hợp có bàn giao cho Nhà nước;

e) Phương án phân kỳ đầu tư đểđảm bảo yêu cầu đồng bộ đối với các dự án gồm nhiều công trình xây dựng triểnkhai theo thời gian dài có yêu cầu phân kỳ đầu tư;

g) Đối với khu đô thị không cónhà ở thì không yêu cầu thực hiện các quy định tại các điểm a, b, c và d của khoảnnày.

Điều12. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xâydựng của người quyết định đầu tư

1. Việc thẩm định Báo cáonghiên cứu khả thi của dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Hội đồng thẩm định hoặc đơnvị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thidự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác côngtư, tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy địnhtại Nghị định này, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án.

3. Đối với các dự án không thuộctrường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người quyết định đầu tưgiao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợpvới tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộclàm cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư được giao cơ quan chuyên môn vềxây dựng làm cơ quan chủ trì thẩm định trong trường hợp có cơ quan chuyên môn vềxây dựng trực thuộc.

4. Người đề nghị thẩm định cótrách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tưxây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, trình hồ sơ đến cơ quanchủ trì thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều này để tổ chức thẩm định.

5. Theo yêu cầu riêng của từngdự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải thực hiệncác thủ tục, yêu cầu theo quy định của pháp luật có liên quan ở giai đoạn chuẩnbị dự án, trình cơ quan chủ trì thẩm định làm cơ sở xem xét, thẩm định báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, gồm:

a) Văn bản thỏa thuận cấp điện,cấp nước, thoát nước thải, đấu nối giao thông, các văn bản thỏa thuận về kết nốihạ tầng khác (nếu có);

b) Văn bản chấp thuận độ caocông trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàngkhông và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (nếu có);

c) Kết quả thẩm định đối với dựán bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnhtheo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

d) Văn bản thẩm duyệt hoặc ýkiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòngcháy, chữa cháy;

đ) Kết quả thực hiện thủ tục vềđánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Thông báo kết quả thẩm địnhBáo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn về xây dựng;

g) Kết quả thực hiện các thủ tụckhác theo quy định của pháp luật có liên quan.

6. Cơ quan chủ trì thẩm địnhcó trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều57 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản14 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, trong đó một số nội dung được quy địnhcụ thể như sau:

a) Cơ quan chủ trì thẩm địnhcó trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật có liên quantheo quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Đối với dự án sử dụng côngnghệ hạn chế chuyển giao hoặc có ảnh hưởng xấu đến môi trường có sử dụng côngnghệ, cơ quan chủ trì thẩm định gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩmđịnh hoặc có ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giaocông nghệ, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này;

c) Việc xác định tổng mức đầutư của dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tưxây dựng.

7. Cơ quan chủ trì thẩm định tổnghợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng; ý kiến của các cơquan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan (nếu có), trìnhngười quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.

Điều13. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên mônvề xây dựng

Việc thẩm định báo cáo nghiêncứu khả thi được thực hiện đối với toàn bộ dự án, từng dự án thành phần, từngcông trình xây dựng hoặc một số công trình xây dựng theo giai đoạn thực hiện,phân kỳ đầu tư của dự án nhưng phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các kếtquả thẩm định và phù hợp với tiến độ dự án tại quyết định hoặc chấp thuận chủtrương đầu tư của dự án. Trừ dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công,dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầutư theo phương thức đối tác công tư, thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khảthi của cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định như sau:

1. Đối với dự án đầu tư xây dựngsử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự ánthuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủtướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quantrung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhândân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổquốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là cơ quan trungương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án được đầutư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộcchuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơquan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủyquyền quyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựngtrên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản này và dựán có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định đối vớidự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủyquyền quyết định đầu tư.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựngsử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm địnhđối với dự án từ nhóm B trở lên, dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn,lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị địnhnày, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốchội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án nhómB do người đứng đầu cơ quan trung ương, người đứng đầu tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi là tậpđoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyềnquyết định đầu tư; dự án có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tưxây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyênngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quanchuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyềnquyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựngtrên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ dự án quy định tại các điểm a khoản này;

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định đối vớidự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủyquyền quyết định đầu tư.

3. Đối với dự án PPP, cơ quanchuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý theoquy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủtướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án do người đứng đầu cơ quantrung ương, Thủ trưởng cơ quan khác theo quy định của pháp luật về đầu tư theophương thức đối tác công tư phê duyệt dự án hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dựán; dự án có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địabàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án PPP được đầu tư xây dựngtrên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ dự án quy định tại điểm a khoản này.

4. Đối với dự án đầu tư xây dựngsử dụng vốn khác, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án quy môlớn quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, dự án có công trình ảnh hưởng lớnđến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốchội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầutư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trênđịa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trênđịa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản này.

5. Đối với dự án có công năngphục vụ hỗn hợp, thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng đượcxác định theo chuyên ngành quản lý quy định tại Điều 109 Nghị định này đối vớicông năng phục vụ của công trình chính của dự án hoặc công trình chính có cấpcao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính.

Điều14. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơquan chuyên môn về xây dựng

1. Người đề nghị thẩm địnhtrình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồsơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

2. Hồ sơ trình thẩm định phảibảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩmđịnh được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này,đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đềnghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơthiết kế xây dựng (nếu có) phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

3. Hồ sơ trình thẩm định Báocáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định theo quy định tạiMẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này, hồ sơ Báocáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:

a) Văn bản về chủ trương đầutư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tưtheo phương thức đối tác công tư;

b) Quyết định lựa chọn phươngán thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kếđược lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu);

c) Văn bản/quyết định phê duyệtvà bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạchchi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹthuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến,vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với côngtrình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp khôngcó yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

d) Văn bản ý kiến về giải phápphòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục vềđánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường(nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệmôi trường);

Các thủ tục về phòng cháy chữacháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầubắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưngphải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kếtquả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến vềgiải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liênthông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quanchuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định củapháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Các văn bản thỏa thuận, xácnhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao côngtrình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng khôngvà các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án khôngthuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lýđộ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có);

e) Các văn bản pháp lý khác cóliên quan (nếu có);

g) Hồ sơ khảo sát xây dựng đượcphê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơsở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khảthi đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu ápdụng cho dự án;

h) Danh sách các nhà thầu kèmtheo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở,nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng củacác chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiếtkế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

i) Đối với dự án sử dụng vốn đầutư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư,ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nộidung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quanđể xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).

Điều15. Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quanchuyên môn về xây dựng

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựngcó trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩmđịnh theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việcsau khi tiếp nhận hồ sơ thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:

a) Xem xét, gửi văn bản yêu cầubổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần, việc yêu cầubổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định). Trường hợp cầnlấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chuyên môn vềxây dựng yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấyý kiến;

b) Trả lại hồ sơ thẩm định trongtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gửi văn bản đến các cơ quancó thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện lấy ý kiến về giải phápphòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở trong trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu.

2. Cơ quan chuyên môn về xây dựngtừ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong các trường hợp:

a) Trình thẩm định không đúngvới thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm địnhkhông đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này;

b) Không thuộc đối tượng phảithẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;

c) Hồ sơ trình thẩm định khôngbảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Nghị định này;

d) Đối với hồ sơ nhận qua đườngbưu điện thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c của khoảnnày, cơ quan chuyên môn về xây dựng phải có văn bản gửi người đề nghị thẩm địnhnêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩmđịnh không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừngviệc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

4. Cơ quan chuyên môn về xây dựngcó trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông bảo đảm đúng nộidung theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 của Luật số62/2020/QH14; bảo đảm thời gian theo quy định tại khoản Điều59 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản16 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

5. Trong quá trình thẩm định,cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần)và thông báo kịp thời đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về thôngtin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định.Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩmđịnh trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

6. Kết quả thẩm định phải cóđánh giá, kết luận về mức đáp ứng yêu cầu đối với từng nội dung thẩm định quy địnhtại khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi,bổ sung tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14; cácyêu cầu đối với người đề nghị thẩm định, người quyết định đầu tư, cơ quan có thẩmquyền đối với dự án PPP. Kết quả thẩm định được đồng thời gửi cơ quan quản lýxây dựng ở địa phương để biết và quản lý.

Mẫu văn bản thông báo kết quảthẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định này.

7. Việc đóng dấu, lưu trữ hồsơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện như sau:

a) Hồ sơ trình thẩm định saukhi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra, đóng dấuxác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộhồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng. Mẫu dấu thẩm định theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này. Các bản vẽ đãđóng dấu thẩm định được giao lại cho Người đề nghị thẩm định; người đề nghị thẩmđịnh có trách nhiệm lưu trữ theo quy định pháp luật về lưu trữ và đáp ứng kịpthời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ lưu trữnày. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng .PDF) tàiliệu Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơquan chuyên môn về xây dựng;

b) Khi kết thúc công tác thẩmđịnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản một sốtài liệu gồm: Tờ trình thẩm định; các kết luận của tổ chức, cá nhân tham gia thẩmđịnh; văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; thông báo kết quảthẩm định; các bản chụp tài liệu đã đóng dấu thẩm định theo quy định tại điểm akhoản này.

8. Trong quá trình thẩm định,trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng được yêu cầu người đề nghịthẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nộidung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau:

a) Việc lựa chọn tổ chức, cánhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu và theoquy trình chỉ định thầu rút gọn được quy định tại pháp luật về đấu thầu;

b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phảiđộc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiếtkế xây dựng;

c) Các bản vẽ được thẩm tra phảiđược đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lụcI Nghị định này.

Điều16. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựngsử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tácđộng xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ

1. Đối với dự án sử dụng vốn đầutư công:

a) Hội đồng thẩm định nhà nướcthẩm định về công nghệ đối với dự án quan trọng quốc gia;

b) Bộ quản lý ngành, lĩnh vựcchủ trì thẩm định về công nghệ đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ, người đứngđầu cơ quan trung ương, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cônglập do bộ, cơ quan trung ương quản lý quyết định chủ trương đầu tư;

c) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì thẩm định về công nghệ đối với dự án do Hội đồngnhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan nhànước, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý quyết định chủ trương đầutư.

2. Đối với dự án sử dụng vốnnhà nước ngoài đầu tư công:

a) Bộ quản lý ngành, lĩnh vựcchủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến về công nghệ, các cơquan, tổ chức có liên quan đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấpthuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A, nhóm B do người đứng đầu cơ quan trungương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủyquyền quyết định đầu tư; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi íchcộng đồng cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hànhchính từ 02 tỉnh trở lên; dự án do Bộ quyết định đầu tư;

b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về khoa học,công nghệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dựán còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

3. Đối với dự án sử dụng vốnkhác:

a) Bộ quản lý ngành, lĩnh vựcchủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan có ýkiến về công nghệ đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủtrương đầu tư; dự án nhóm A; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợiích cộng đồng cấp đặc biệt, cấp I hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hànhchính của 02 tỉnh trở lên;

b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về khoa học vàcông nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án cònlại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

4. Đối với dự án PPP, Hội đồngthẩm định hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP tổ chức thẩm địnhvề công nghệ khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luậtvề đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều17. Trình tự thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầutư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng cónguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ

1. Đối với dự án quan trọng quốcgia sử dụng vốn đầu tư công, trình tự thẩm định về công nghệ của Hội đồng thẩmđịnh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựngkhông thuộc khoản 1 Điều này:

a) Trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án, cơ quan chủ trì thẩm định gửi văn bảnyêu cầu thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ kèm Báo cáo nghiên cứu khả thi đầutư xây dựng và các văn bản pháp lý có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền thẩmđịnh hoặc có ý kiến về công nghệ. Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầutư xây dựng phải có nội dung giải trình về công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017;

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩmđịnh hoặc có ý kiến về công nghệ tổ chức thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệdự án theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và Điều 20 của LuậtChuyển giao công nghệ năm 2017;

c) Thời gian thẩm định hoặc cóý kiến về công nghệ là 30 ngày đối với dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trươngđầu tư, 20 ngày đối với dự án nhóm A, 15 ngày đối với dự án nhóm B, 10 ngày đốivới dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựngkể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp cần gia hạn thời gian có ý kiến về côngnghệ thì thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định đối với từng loại dự ánnêu trên. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ có tráchnhiệm thông báo cho cơ quan chủ trì thẩm định về việc gia hạn bằng văn bản vànêu rõ lý do;

d) Trường hợp cơ quan có thẩmquyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đồng thời là cơ quan chủ trì thẩm địnhdự án thì thời hạn thẩm định, có ý kiến về công nghệ được tính trong thời hạnthẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Điều18. Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng

1. Cơ quan chủ trì thẩm địnhcó trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình người quyết định đầu tư phêduyệt dự án, quyết định đầu tư. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thựchiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 của Luật số62/2020/QH14.

2. Việc phê duyệt dự án của cơquan có thẩm quyền đối với dự án PPP được thực hiện theo quy định pháp luật vềđầu tư theo phương thức đối tác công tư.

3. Việc quyết định đầu tư xâydựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầutư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên dự án;

b) Người quyết định đầu tư; Chủđầu tư;

c) Mục tiêu, quy mô đầu tư xâydựng;

d) Tổ chức tư vấn lập Báo cáonghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảosát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở;

đ) Địa điểm xây dựng và diệntích đất sử dụng;

e) Loại, nhóm dự án; loại, cấpcông trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;

g) Số bước thiết kế, danh mụctiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn;

h) Tổng mức đầu tư; giá trị cáckhoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

i) Tiến độ thực hiện dự án,phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn hoạt động cửa dự án, (nếu có);

k) Nguồn vốn đầu tư và dự kiếnbố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án;

l) Hình thức tổ chức quản lý dựán được áp dụng;

m) Yêu cầu về nguồn lực, khaithác sử dụng tài nguyên (nếu có); phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếucó);

n) Trình tự đầu tư xây dựng đốivới công trình bí mật nhà nước (nếu có);

o) Các nội dung khác (nếu có).

4. Mẫu Quyết định phê duyệt dựán đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nướcngoài đầu tư công quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục INghị định này.

Điều19. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụngvốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công được điều chỉnh theo các trườnghợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật Xây dựng năm 2014đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 và khoản 64 Điều 1 của Luậtsố 62/2020/QH14. Việc điều chỉnh dự án PPP được thực hiện theo quy định tạipháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Việc điều chỉnh dự án sửdụng vốn khác thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều61 của Luật Xây dựng năm 2014.

2. Đối với các dự án đầu tưxây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứukhả thi điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Khi điều chỉnh dự án cóthay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

b) Khi có thay đổi về chỉ tiêuquy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch cótính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầutư được phê duyệt;

c) Khi điều chỉnh làm tăng tổngmức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhànước ngoài đầu tư công;

d) Khi có thay đổi về giảipháp bố trí các công năng chính trong công trình dẫn đến yêu cầu phải đánh giálại về giải pháp thiết kế bảo đảm an toàn xây dựng, phòng, chống cháy, nổ, bảovệ môi trường, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật của dự án.

3. Thẩm quyền, trình tự thẩm địnhBáo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh của cơ quan chuyên môn vềxây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14 và 15 Nghị định này.

Trường hợp điều chỉnh dự ánlàm thay đổi nhóm dự án hoặc cấp công trình xây dựng của dự án, thẩm quyền thẩmđịnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh được xác định theothẩm quyền của nhóm dự án, cấp công trình sau điều chỉnh.

4. Việc thẩm định Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng,thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh của người quyết định đầutư hoặc cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP gồm các nội dung được điều chỉnhhoặc toàn bộ các nội dung của dự án sau khi điều chỉnh.

Mục 2.TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều20. Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Đối với dự án sử dụng vốn đầutư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổsung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, cụ thểnhư sau:

a) Người quyết định đầu tư quyếtđịnh áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quảnlý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyênngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dựán cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặctheo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;

b) Trong trường hợp không áp dụnghình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết địnháp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổchức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.

2. Đối với dự án sử dụng vốnnhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết địnhhình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 củaLuật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thểcủa dự án.

3. Đối với dự án sử dụng vốnODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự ánđược áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhàtài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợkhông có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiệntheo quy định của Nghị định này.

4. Đối với dự án PPP, hình thứcquản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, cvà d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụthể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Điều21. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành,Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực

1. Người quyết định thành lậpBan quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng,chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự ánchuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quảnlý và điều kiện cụ thể của dự án.

2. Thẩm quyền thành lập và tổchức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực đượcquy định như sau:

a) Người đứng đầu cơ quantrung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban quản lýdự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để giao làm chủ đầu tư một số dựán và thực hiện quản lý dự án đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộcthẩm quyền quản lý của mình.

Trường hợp Tổng cục trưởng đượcBộ trưởng phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cùngchuyên ngành, hướng tuyến hoặc trong cùng một khu vực hành chính, tùy theo sốlượng, quy mô dự án được phân cấp, ủy quyền và điều kiện tổ chức thực hiện cụthể, Bộ trưởng có thể giao Tổng Cục trưởng thành lập Ban quản lý dự án chuyênngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án được phân cấp, ủy quyền;

b) Đối với dự án sử dụng vốnnhà nước ngoài đầu tư công, vốn khác, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan,tổ chức, doanh nghiệp thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dựán khu vực theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án;

c) Ban quản lý dự án chuyênngành, Ban quản lý dự án khu vực do cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy địnhtại điểm a khoản này là đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ cấu tổ chức của Ban quảnlý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo quy định tại khoản 5 Điềunày.

3. Số lượng Ban quản lý dự ánchuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập do người quyết địnhthành lập xem xét quyết định, cụ thể như sau:

a) Đối với các bộ, cơ quan ởtrung ương: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực đượcthành lập phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầuvề xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực. Việc tổ chức các Banquản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực trực thuộc Bộ Quốc phòng,Bộ Công an do Bộ trưởng xem xét, quyết định để phù hợp với yêu cầu đặc thùtrong quản lý ngành, lĩnh vực;

b) Đối với cấp tỉnh: Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành,Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo chuyênngành được phân loại tại Phụ lục IX Nghị định nàyhoặc theo khu vực đầu tư xây dựng;

c) Đối với cấp huyện: Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lýdự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định đầu tư và dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết địnhđầu tư khi có yêu cầu.

4. Ban quản lý dự án chuyênngành, Ban quản lý dự án khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dựán khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn thànhnhiệm vụ quản lý dự án được giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theoquy định khi thực hiện công việc tư vấn.

5. Ban quản lý dự án chuyênngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụđược giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếusau:

a) Ban giám đốc, các giám đốcquản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành,Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quảnlý dự án;

b) Giám đốc quản lý dự án củacác Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điềukiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách cáclĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng,định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảmnhận.

6. Quy chế hoạt động của Banquản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người quyết định thànhlập xem xét, quyết định, trong đó phải quy định rõ các quyền, trách nhiệm giữabộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dựán phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luậtkhác có liên quan.

Điều22. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

1. Đối với các dự án đầu tư xâydựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định nàyhoặc các dự án có tính chất đặc thù, riêng biệt, theo nội dung quyết định phêduyệt dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xâydựng một dự án để tổ chức quản lý một hoặc một số dự án đầu tư xây dựng thuộcthẩm quyền quản lý.

2. Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng một dự án là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư, được sử dụng con dấuriêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theoquy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu tráchnhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.

3. Giám đốc quản lý dự án củaBan quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theoquy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên mônphải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng cóhạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.

4. Chủ đầu tư quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án đầutư xây dựng một dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của LuậtXây dựng năm 2014.

5. Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng một dự án theo quy định tại Điều này tự giải thể sau khi hoàn thànhcông việc quản lý dự án.

Điều23. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án

1. Chủ đầu tư sử dụng tư cáchpháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực đểtổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện,chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định củaNghị định này để tham gia quản lý dự án.

2. Giám đốc quản lý dự án phảicó đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này, trừ trường hợpthực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinhtế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

3. Cá nhân tham gia quản lý dựán làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầutư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.

Điều24. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Tổ chức tư vấn quản lý dựán có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự ántheo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

2. Tổ chức tư vấn quản lý dựán được lựa chọn phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đạidiện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liênquan.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệmgiám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liênquan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địaphương trong quá trình thực hiện dự án.

4. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấnquản lý dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầuđối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu.

ChươngIII

KHẢOSÁT, LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Mục 1.KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Điều25. Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng

1. Lập và phê duyệt nhiệm vụkhảo sát xây dựng.

2. Lập và phê duyệt phương ánkỹ thuật khảo sát xây dựng.

3. Thực hiện khảo sát xây dựng.

4. Nghiệm thu, phê duyệt kếtquả khảo sát xây dựng.

Điều26. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựngđược lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kếxây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trìnhhoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.

2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựngdo nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặctrong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặccơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức,cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xâydựng.

3. Nhiệm vụ khảo sát xây dựngđược chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp kýkết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trongtrường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng vàthiết kế xây dựng.

4. Các nội dung của nhiệm vụkhảo sát xây dựng bao gồm:

a) Mục đích khảo sát xây dựng;

b) Phạm vi khảo sát xây dựng;

c) Yêu cầu về việc áp dụngtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;

d) Sơ bộ khối lượng các loạicông tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có);

đ) Thời gian thực hiện khảosát xây dựng.

5. Nhiệm vụ khảo sát xây dựngđược sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

a) Trong quá trình thực hiệnkhảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếpđến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sungnhiệm vụ khảo sát xây dựng;

b) Trong quá trình thiết kế,nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựngkhông đáp ứng yêu cầu thiết kế;

c) Trong quá trình thi công,phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sátđã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượngcông trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.

6. Khi lập nhiệm vụ khảo sát ởbước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảosát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liênquan được thực hiện trước đó (nếu có).

Điều27. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

1. Nhà thầu khảo sát lậpphương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

2. Nội dung phương án kỹ thuậtkhảo sát xây dựng;

a) Cơ sở lập phương án kỹ thuậtkhảo sát xây dựng;

b) Thành phần, khối lượng côngtác khảo sát xây dựng;

c) Phương pháp, thiết bị khảosát và phòng thí nghiệm được sử dụng;

d) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật về khảo sát xây dựng áp dụng;

đ) Tổ chức thực hiện và biệnpháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;

e) Tiến độ thực hiện;

g) Biện pháp bảo đảm an toàncho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựngkhác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quantrong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trạng sau khi kết thúc khảo sát.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệmphải kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm traphương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sátxây dựng theo quy định của hợp đồng.

Điều28. Quản lý công tác khảo sát xây dựng

1. Nhà thầu khảo sát có tráchnhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảosát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực đểlàm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quyđịnh tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

2. Tùy theo quy mô và loạihình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có nănglực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theocác nội dung sau:

a) Kiểm tra năng lực thực tế củanhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường,phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng đượcduyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;

b) Theo dõi, kiểm tra việc thựchiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trìnhthực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thínghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động,an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.

3. Chủ đầu tư được quyền đìnhchỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảosát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.

Điều29. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

1. Căn cứ thực hiện khảo sátxây dựng.

2. Quy trình và phương pháp khảosát xây dựng.

3. Khái quát về vị trí và điềukiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất củacông trình.

4. Khối lượng khảo sát xây dựngđã thực hiện.

5. Kết quả, số liệu khảo sátxây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.

6. Các ý kiến đánh giá, lưu ý,đề xuất (nếu có).

7. Kết luận và kiến nghị.

8. Các phụ lục kèm theo.

Điều 30.Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

1. Chủ đầu tư có trách nhiệmphê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếptại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư được quyền yêu cầu nhà thầutư vấn thiết kế hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm trabáo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt.

2. Nhà thầu khảo sát chịutrách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc phê duyệtbáo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảmtrách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.

3. Báo cáo kết quả khảo sátxây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quyđịnh.

Mục 2.THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Điều31. Bước thiết kế xây dựng

1. Tùy theo quy mô, tính chấtcủa dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dựán đầu tư xây dựng.

2. Nội dung của từng bước thiếtkế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với mụcđích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng đặt ra cho từng bước thiết kế xây dựng.

3. Công trình thực hiện trìnhtự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp vớicác nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước. Trong quá trình lậpthiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việcđiều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không làm thayđổi về mục đích, công năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại quyhoạch chi tiết xây dựng hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phêduyệt.

4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệmtổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhàthầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổchức thẩm định, kiểm soát thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản1 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

Điều32. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng

1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổchức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựngphải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lậpthiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặcthẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

3. Nội dung chính của nhiệm vụthiết kế xây dựng bao gồm:

a) Các căn cứ để lập nhiệm vụthiết kế xây dựng;

b) Mục tiêu xây dựng côngtrình;

c) Địa điểm xây dựng côngtrình;

d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnhquan và kiến trúc của công trình;

đ) Các yêu cầu về quy mô và thờihạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối vớicông trình.

4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựngđược sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dựán đầu tư xây dựng công trình.

Điều33. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng

1. Quy cách hồ sơ thiết kế xâydựng được quy định như sau:

a) Hồ sơ thiết kế xây dựng đượclập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiếtkế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫnkỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);

b) Bản vẽ thiết kế xây dựng phảicó kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạtđộng xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trựctiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế.Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vàohồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiếtkế xây dựng là tổ chức;

c) Các bản thuyết minh, bản vẽthiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thốngnhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;

d) Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chứcxây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựngtương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.

2. Chỉ dẫn kỹ thuật được quy địnhnhư sau:

a) Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở đểthực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu côngtrình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tưvấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thànhphần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng,giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;

b) Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợpvới quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệtvà yêu cầu của thiết kế xây dựng;

c) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầuthiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuậtđối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại,chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kếxây dựng.

3. Hồ sơ thiết kế xây dựng làthành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định củaChính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật vềlưu trữ.

Điều34. Quản lý công tác thiết kế xây dựng

1. Nhà thầu thiết kế xây dựngchịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩmtra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư,người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế vàkhông làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kếxây dựng do mình thực hiện.

2. Trường hợp nhà thầu thiết kếxây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việcthiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợpđồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chấtlượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc domình đảm nhận.

3. Trong quá trình thiết kếxây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn,kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tưthực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làmviệc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuậtvà an toàn công trình.

4. Sau khi hồ sơ thiết kế xâydựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượngcông việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựngso với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơthiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.

Mục 3.THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRIỂN KHAI SAU THIẾT KẾ CƠ SỞ

Điều35. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm địnhhoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định (trong trườnghợp người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định) theo quy định tại Điều82 và Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 và khoản 25 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

2. Việc thẩm định của cơ quanchuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị địnhnày.

3. Trong quá trình thẩm định,chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, cơ quanchuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phùhợp tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

4. Việc thẩm tra thiết kế xâydựng đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 củaLuật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định như sau:

a) Trong quá trình thẩm định,trường hợp báo cáo kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để kết luận thẩm định, cơquan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện báo cáo kếtquả thẩm tra;

b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phảiđộc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiếtkế xây dựng;

c) Nội dung Báo cáo kết quả thẩmtra quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị địnhnày. Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổnghợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quanchuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơsở phê duyệt thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thểhiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.

6. Việc thẩm định thiết kế xâydựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với toàn bộ các công trình hoặctừng công trình của dự án hoặc bộ phận công trình theo giai đoạn thi công côngtrình theo yêu cầu của chủ đầu tư nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ vềnội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.

Điều36. Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn vềxây dựng

1. Đối với công trình xây dựngthuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm địnhbước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với công trình xây dựngthuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trìnhthuộc các dự án sau đây: dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án quan trọng quốcgia; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết địnhđầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựngtrên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quảnlý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn vềxây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầutư; trừ công trình quy định tại điểm c khoản này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án được đầutư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ công trình quy định tại điểma khoản này;

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh thẩm định đối vớicông trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tưhoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.

2. Đối với công trình xây dựngthuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựngthẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với côngtrình xây dựng thuộc dự án có quy mô từ nhóm B trở lên, dự án có công trình ảnhhưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thuộc chuyên ngành quản lý theo quy địnhtại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trìnhthuộc các dự án sau đây: dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủtrương đầu tư; dự án nhóm A; dự án nhóm B do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quantrung ương, người đứng đầu tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầutư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án có công trình cấp đặc biệt,cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dựán nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành(mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phâncấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ công trình quy định tại điểm c khoản này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án được đầutư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ công trình quy định tại điểma khoản này;

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định đối vớicông trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tưhoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.

3. Đối với dự án PPP, cơ quanchuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kếcơ sở đối với công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trìnhthuộc các dự án sau đây: dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủtrương đầu tư; dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, cơ quankhác theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư phêduyệt dự án hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án; dự án có công trình cấp đặcbiệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trởlên;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án PPP đượcđầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ công trình quy định tại điểma khoản này.

4. Đối với dự án đầu tư xây dựngsử dụng vốn khác, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định công trình xây dựngthuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này đối vớicông trình thuộc dự án được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch đô thị, quyhoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nôngthôn, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trìnhthuộc dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, gồm: dựán có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bànhành chính của 02 tỉnh trở lên;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án có côngtrình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, trừ công trình quy định tạiđiểm a khoản này.

5. Đối với dự án hỗn hợp gồmnhiều loại công trình khác nhau, thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn vềxây dựng được xác định theo chuyên ngành quản lý quy định tại Điều 109 Nghị địnhnày đối với công năng phục vụ của công trình chính của dự án hoặc công trìnhchính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính.

Trường hợp dự án có nhiều côngtrình cùng loại với nhiều cấp khác nhau, cơ quan thẩm định là cơ quan có tráchnhiệm thẩm định công trình có cấp cao nhất của dự án.

6. Việc thẩm định bước thiết kếFEED phục vụ lựa chọn nhà thầu trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồngthiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (sau đây gọilà thiết kế mời thầu EPC) hoặc bước thiết kế khác triển khai theo thông lệ quốctế quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 82 của Luật Xây dựngnăm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14của cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthẩm định theo các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều83a đã được bổ sung tại khoản 26 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 (sau đây gọilà Điều 83a của Luật Xây dựng) đối với hồ sơ thiết kế xây dựngtrình thẩm định có đủ các nội dung theo quy định tại Điều 80 củaLuật Xây dựng năm 2014;

b) Trường hợp hồ sơ thiết kế mờithầu EPC không có đủ các nội dung theo quy định tại Điều 80 củaLuật Xây dựng năm 2014 để có cơ sở đánh giá về yếu tố an toàn xây dựng, antoàn phòng, chống cháy nổ, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nộidung quy định tại khoản 2 và khoản 3, trừ các nội dung quyđịnh tại điểm c và điểm đ khoản 2 Điều 83a của Luật Xây dựnglàm cơ sở cho chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt thiết kế mời thầu EPC. Đồng thời,tại văn bản thông báo kết quả thẩm định đưa ra yêu cầu chủ đầu tư tiếp tụctrình thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế mời thầu có đủ các nội dung đểcơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bổ sung các nội dung quy định tại các điểm c và điểm đ khoản 2 Điều 83a của Luật Xây dựng.

Tại văn bản thông báo kết quảthẩm định bổ sung, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư gửi hồ sơ,giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp phép xây dựng đến cơ quan quảnlý nhà nước về xây dựng ở địa phương kèm theo thông báo khởi công để theo dõi,quản lý theo quy định tại Điều 56 Nghị định này đối với các thiết kế xây dựng đủđiều kiện phê duyệt và thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy địnhtại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 đượcsửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

Điều37. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tạicơ quan chuyên môn về xây dựng

1. Người đề nghị thẩm địnhtrình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồsơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

2. Hồ sơ trình thẩm định phảibảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩmđịnh được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này,đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đềnghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơthiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.

3. Hồ sơ trình thẩm định thiếtkế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gồm:

a) Tờ trình thẩm định quy địnhtại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định này;

b) Các văn bản pháp lý kèmtheo, gồm: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báocáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; văn bản thông báo kết quả thẩm định củacơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xácnhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầutư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu); văn bản thẩm duyệtthiết kế phòng cháy chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác độngmôi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu) vàcác văn bản khác có liên quan;

Thủ tục về phòng cháy chữacháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuấttrình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi cơ quanchuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định;

c) Hồ sơ khảo sát xây dựng đượcchủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trìnhthẩm định;

d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạtđộng xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầuthẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủnhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủtrì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);

đ) Đối với các công trình sử dụngvốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toánxây dựng, ngoài các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoảnnày, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mứccó liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếucó).

Điều38. Quy trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơquan chuyên môn về xây dựng

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựngcó trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩmđịnh theo quy định tại Điều 37 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kểtừ ngày tiếp nhận hồ sơ thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:

a) Xem xét, gửi văn bản yêu cầubổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần, việc yêu cầubổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định). Trường hợp cầnlấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm địnhyêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến;

b) Trả lại hồ sơ thẩm địnhtrong trường hợp từ chối tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị địnhnày.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩmđịnh không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định,người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

3. Cơ quan chuyên môn về xây dựngcó trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông bảo đảm đúng nộidung theo quy định của Luật số 62/2020/QH14.

4. Trong quá trình thẩm định,cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần)và thông báo kịp thời đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về thôngtin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định.Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩmđịnh trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

5. Kết quả thẩm định phải cóđánh giá, kết luận về việc đáp ứng yêu cầu đối với từng nội dung thẩm định theoquy định tại Điều 83a của Luật Xây dựng, các yêu cầu đối vớingười quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP. Kếtquả thẩm định được gửi cho người đề nghị thẩm định để tổng hợp, đồng thời gửi đếncơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để theo dõi, quản lý.

Đối với các thiết kế xây dựngđủ điều kiện phê duyệt và thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quyđịnh tại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số62/2020/QH14, kết quả thẩm định phải bổ sung nội dung yêu cầu chủ đầu tư gửihồ sơ, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đếncơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương kèm theo thông báo khởi côngđể theo dõi, quản lý theo quy định tại Điều 56 Nghị định này.

Mẫu văn bản thông báo kết quảthẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy địnhtại Mẫu số 06 Phụ lục I Nghị định này.

6. Việc đóng dấu, lưu trữ hồsơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định tạikhoản 7 Điều 15 Nghị định này.

7. Thời gian thẩm định thiết kếxây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tínhtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

a) Không quá 40 ngày đối vớicông trình cấp I, cấp đặc biệt;

b) Không quá 30 ngày đối vớicông trình cấp II và cấp III;

c) Không quá 20 ngày đối vớicông trình còn lại.

Điều39. Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựngtheo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này thực hiện việc thẩm định thiếtkế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp:

a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kếxây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kếtcấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnhhưởng đến an toàn chịu lực của công trình;

b) Khi điều chỉnh dự án đầu tưxây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.

2. Việc thẩm tra thiết kế xâydựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.

3. Đối với thiết kế xây dựng điềuchỉnh, bổ sung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tự tổ chứcthẩm định làm cơ sở phê duyệt.

4. Việc điều chỉnh dự toán xâydựng thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựngvà quy định của pháp luật có liên quan.

5. Hồ sơ trình thẩm định thiếtkế xây dựng công trình điều chỉnh:

a) Các thành phần hồ sơ quy địnhtại Điều 37 Nghị định này;

b) Báo cáo tình hình thực tếthi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (trường hợp công trình đã thi côngxây dựng).

Điều40. Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

1. Việc phê duyệt thiết kế xâydựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được thể hiện tại quyết địnhphê duyệt, gồm các nội dung chủ yếu như sau:

a) Người phê duyệt;

b) Tên công trình hoặc bộ phậncông trình;

c) Tên dự án;

d) Loại, cấp công trình;

đ) Địa điểm xây dựng;

e) Nhà thầu lập báo cáo khảosát xây dựng;

g) Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;

h) Đơn vị thẩm tra thiết kếxây dựng;

i) Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật;các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên(nếu có);

k) Thời hạn sử dụng theo thiếtkế của công trình;

l) Giá trị dự toán xây dựngtheo từng khoản mục chi phí;

m) Các nội dung khác.

2. Mẫu quyết định phê duyệtthiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các dự án sử dụng vốn đầutư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.

3. Trong trường hợp thực hiệnquản lý dự án theo hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự ánkhu vực hoặc Ban quản lý dự án một dự án, Chủ đầu tư được ủy quyền cho Ban quảnlý dự án trực thuộc phê duyệt thiết kế xây dựng.

4. Người được giao phê duyệtthiết kế xây dựng đóng dấu, ký xác nhận trực tiếp vào hồ sơ thiết kế xây dựngđược phê duyệt (gồm thuyết minh và bản vẽ thiết kế). Mẫu dấu phê duyệt thiết kếxây dựng quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghịđịnh này.

ChươngIV

GIẤY PHÉPXÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

Điều41. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

1. Điều kiện cấp giấy phép xâydựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều91, 92, 93 và Điều 94 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theoquy định tại Luật Kiến trúc năm 2019 và Luật số 62/2020/QH14.

2. Đối với khu vực chưa có quyhoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựngđiểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liênquan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩmquyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyếnngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

3. Công trình thuộc dự án đầutư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định củapháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầutư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dựán đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở đểxem xét cấp giấy phép xây dựng.

4. Đối với các công trình xâydựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quyđịnh tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửađổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14,báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luậnđáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtcủa hồ sơ thiết kế xây dựng.

Điều42. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép xâydựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổngdịch vụ công trực tuyến theo quy định.

2. Các văn bản, giấy tờ, bản vẽthiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứngthực hoặc bản sao điện tử.

3. Bản vẽ thiết kế xây dựngtrong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồsơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định này.

4. Khi nộp hồ sơ dưới dạng bảnsao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

Điều43. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới

1. Đối với công trình khôngtheo tuyến:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IINghị định này;

b) Một trong những giấy tờ chứngminh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Quyết định phê duyệt dự án;văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơbản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quảthẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định này; giấychứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bảnvẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữacháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

d) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựngtrong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theoquy định của pháp luật về xây dựng, gồm; bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằngđịnh vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng vàmặt cắt chủ yếu của công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thểhiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thốnghạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

2. Đối với công trình theo tuyến:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IINghị định này;

b) Một trong những giấy tờ chứngminh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấpthuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc Quyếtđịnh thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luậtvề đất đai;

c) Tài liệu theo quy định tại điểmc khoản 1 Điều này;

d) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựngtrong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theoquy định của pháp luật về xây dựng, gồm: sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽmặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặtcắt ngang chủ yếu của tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bảnvẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối vớihệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

3. Đối với công trình tín ngưỡng,tôn giáo:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phépxây dựng công trình tôn giáo gồm các tài liệu như quy định tại khoản 1 Điều nàyvà văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quanchuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phépxây dựng công trình tín ngưỡng gồm các tài liệu như quy định tại Điều 46 Nghị địnhnày và ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhândân cấp tỉnh (trường hợp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có quy định); báocáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng ảnh hưởnglớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

c) Đối với hồ sơ đề nghị cấpgiấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc dự án bảo quản, tu bổ,phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các tài liệu quyđịnh tại điểm a, điểm b khoản này, phải bổ sung văn bản về sự cần thiết xây dựngvà quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định củapháp luật về di sản văn hóa.

4. Công trình tượng đài, tranhhoành tráng:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phépxây dựng gồm các tài liệu như quy định tại khoản 1 Điều này và văn bản chấp thuậnvề sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước vềvăn hóa.

5. Đối với công trình quảngcáo:

Thực hiện theo quy định củapháp luật về quảng cáo.

6. Đối với công trình của cáccơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phépxây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơquan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản1 hoặc khoản 2 Điều này và các điều khoản quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuậnđã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

Điều44. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn

1. Đối với công trình khôngtheo tuyến:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IINghị định này;

b) Một trong những giấy tờ chứngminh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Tài liệu theo quy định tại điểmc khoản 1 Điều 43 Nghị định này;

d) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựngtrong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theoquy định của pháp luật về xây dựng tương ứng với giai đoạn đề nghị cấp giấyphép xây dựng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định này.

2. Đối với công trình theo tuyến:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IINghị định này;

b) Một trong những giấy tờ chứngminh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấpthuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến; quyết địnhthu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phần đất thực hiện theo giai đoạnhoặc cả dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Tài liệu theo quy định tại điểmc khoản 1 Điều 43 Nghị định này;

d) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựngtrong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theoquy định của pháp luật về xây dựng tương ứng với giai đoạn đề nghị cấp giấyphép xây dựng đã được phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 Nghị địnhnày.

Điều45. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án, nhóm Công trình thuộc dự án

1. Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IINghị định này.

2. Một trong những giấy tờ chứngminh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai của nhóm Côngtrình hoặc toàn bộ dự án.

3. Tài liệu theo quy định tại điểmc khoản 1 Điều 43 Nghị định này;

4. 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựngtrong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theoquy định của pháp luật về xây dựng của từng công trình trong nhóm Công trình hoặctoàn bộ dự án đã được phê duyệt, gồm:

a) Hồ sơ thiết kế xây dựngtheo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định này đối với công trình khôngtheo tuyến;

b) Hồ sơ thiết kế xây dựngtheo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 Nghị định này đối với công trình theotuyến.

Điều46. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

1. Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IINghị định này.

2. Một trong những giấy tờ chứngminh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựngkèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theobản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêucầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật vềxây dựng có yêu cầu, gồm:

a) Bản vẽ mặt bằng công trìnhtrên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

b) Bản vẽ mặt bằng các tầng,các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;

c) Bản vẽ mặt bằng móng và mặtcắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trìnhgồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;

d) Đối với công trình xây dựngcó công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liềnkề.

4. Căn cứ điều kiện thực tế tạiđịa phương và khoản 3 Điều này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mẫu bản vẽ thiếtkế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng theo quy địnhtại điểm b khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014.

Điều47. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạocông trình

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửachữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫusố 01 Phụ lục II Nghị định này.

2. Một trong những giấy tờ chứngminh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Bản vẽ hiện trạng của các bộphận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷlệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạovà ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và côngtrình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cảitạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46Nghị định này.

5. Đối với các công trình ditích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có vănbản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quảnlý nhà nước về văn hóa.

Điều48. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình

1. Đơn đề nghị cấp giấy phépdi dời công trình theo Mẫu số 01 Phụ lục IINghị định này.

2. Các tài liệu theo quy địnhtại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 97 Luật Xây dựngnăm 2014.

Điều49. Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuậtviễn thông thụ động

Công trình hạ tầng kỹ thuật viễnthông thụ động được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểmđ khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, gồm:

1. Công trình cột ăng ten thuộchệ thống cột ăng ten nằm ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹthuật viễn thông thụ động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặcđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến.

2. Công trình cột ăng tenkhông cồng kềnh theo quy định của pháp luật về viễn thông được xây dựng tại khuvực đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ độngđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều50. Giấy phép xây dựng có thời hạn

1. Căn cứ quy định tại Điều 94 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 và trên cơ sở kế hoạchthực hiện quy hoạch xây dựng, vị trí xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhban hành quy định cụ thể về quy mô, chiều cao đối với công trình xây dựng mớivà công trình đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo; thời hạn tồn tại củacông trình để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phépxây dựng có thời hạn như quy định đối với từng loại công trình, nhà ở riêng lẻquy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này. Riêng tiêu đề của đơn được đổithành "Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”.

Điều51. Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng

1. Việc điều chỉnh, gia hạn giấyphép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 98, Điều 99 LuậtXây dựng năm 2014. Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xâydựng trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi cácnội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựngkèm theo giấy phép xây dựng đã được cấp.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấyphép xây dựng gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấyphép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị địnhnày;

b) Bản chính giấy phép xây dựngđã được cấp;

c) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựngtrong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phêduyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định này;

d) Báo cáo kết quả thẩm địnhvà văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủđầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng,chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấyphép xây dựng, gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn giấyphép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghịđịnh này;

b) Bản chính giấy phép xây dựngđã được cấp.

Điều52. Cấp lại giấy phép xây dựng

1. Giấy phép xây dựng được cấplại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấyphép xây dựng gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấyphép xây dựng, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;

b) Bản chính giấy phép xây dựngđã được cấp đối với trường hợp bị rách, nát. Bản cam kết tự chịu trách nhiệm vềviệc thất lạc giấy phép xây dựng của chủ đầu tư đối với trường hợp bị thất lạcgiấy phép xây dựng.

Điều53. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình

1. Giấy phép xây dựng bị thu hồikhi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép xây dựng được cấpkhông đúng quy định của pháp luật, bao gồm: Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghịcấp giấy phép xây dựng; giấy phép xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấyphép xây dựng; giấy phép xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền;

b) Chủ đầu tư không khắc phụcviệc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lývi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trình tự thu hồi, hủy giấyphép xây dựng:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kểtừ thời điểm có cơ sở xác định giấy phép xây dựng thuộc trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép xây dựng ban hành quyếtđịnh thu hồi giấy phép xây dựng;

b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồigiấy phép xây dựng có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi giấy phép xây dựng chotổ chức/cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồngthời gửi thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để công bố côngkhai tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày banhành quyết định;

c) Tổ chức, cá nhân bị thu hồigiấy phép xây dựng phải nộp lại bản gốc giấy phép xây dựng cho cơ quan ra quyếtđịnh thu hồi giấy phép xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược quyết định thu hồi;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhânbị thu hồi giấy phép xây dựng không nộp lại giấy phép xây dựng theo quy định,cơ quan có thẩm quyền thu hồi ban hành quyết định hủy giấy phép xây dựng theoquy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật Xây dựng năm 2014 vàthông báo cho chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng.Quyết định hủy giấy phép xây dựng phải được đăng tải trên trang thông tin điệntử của cơ quan thu hồi giấy phép xây dựng và tích hợp trên trang thông tin điệntử của Sở Xây dựng địa phương.

3. Trình tự thủ tục cấp giấyphép xây dựng sau khi bị thu hồi:

a) Cơ quan có thẩm quyền cấpgiấy phép xây dựng có trách nhiệm cấp lại giấy phép xây dựng trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi hoặc hủy giấy phép xây dựng đốivới trường hợp giấy phép xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phépxây dựng;

b) Tổ chức, cá nhân bị thu hồigiấy phép xây dựng thuộc các trường hợp còn lại quy định tại khoản 1 Điều nàyđược đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định này sau khi đãnộp lại hoặc hủy giấy phép xây dựng và hoàn thành các trách nhiệm, nghĩa vụtheo quy định của pháp luật.

Điều54. Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng

1. Trình tự cấp giấy phép xâydựng:

a) Cơ quan cấp giấy phép xây dựngthực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quyđịnh tại Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi,bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số62/2020/QH14;

b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựngsử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này để đóng dấu xácnhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.

2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựngcó trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều41 Nghị định này. Việc kiểm tra các nội dung đã được cơ quan, tổ chức thẩm định,thẩm duyệt, thẩm tra theo quy định cửa pháp luật được thực hiện như sau:

a) Đối chiếu sự phù hợp của bảnvẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở đượccơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các côngtrình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quanchuyên môn về xây dựng;

b) Kiểm tra sự phù hợp của bảnvẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kếxây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đốivới các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòngcháy, chữa cháy;

c) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệcủa báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiếtkế theo quy định tại Nghị định này.

Điều55. Công khai giấy phép xây dựng

1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựngcó trách nhiệm công bố công khai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp trêntrang thông tin điện tử của mình.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệmcông khai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp tại địa điểm thi công xây dựngtrong suốt quá trình thi công xây dựng để tổ chức, cá nhân theo dõi và giám sáttheo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều56. Quản lý trật tự xây dựng

1. Việc quản lý trật tự xây dựngphải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựngcông trình cho đến khi công trình bàn giao đua vào sử dụng nhằm phát hiện, ngănchặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.

2. Nội dung về quản lý trật tựxây dựng:

a) Đối với công trình được cấpgiấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự xây dựng theo các nội dung của giấyphép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Đối với công trình được miễngiấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: kiểm tra sự đáp ứngcác điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễngiấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 củaLuật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạchxây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quảnlý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật cóliên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủyếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã đượccơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

3. Khi phát hiện vi phạm, cơquan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng phải yêu cầu dừng thi công, xử lýtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựngtheo quy định.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhândân cấp tỉnh:

a) Chịu trách nhiệm toàn diệnvề quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn (trừ côngtrình bí mật nhà nước);

b) Ban hành các quy định về:quản lý trật tự xây dựng; phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủyban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luậtvà tình hình thực tiễn; phân cấp, ủy quyền tiếp nhận thông báo khởi công kèmtheo hồ sơ thiết kế xây dựng, trường hợp công trình thuộc đối tượng miễn giấyphép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của LuậtXây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1của Luật số 62/2020/QH14 cần bổ sung thêm các tài liệu theo yêu cầu của cơquan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định này.

c) Ban hành quy chế quản lý kiếntrúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựngvà quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựngtrong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cưnông thôn;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấphuyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khiphát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế công trìnhvi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

đ) Giải quyết những vấn đềquan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địabàn.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhândân cấp huyện, cấp xã:

a) Chịu trách nhiệm về quản lýtrật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tổ chức thực hiện việc theodõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khiphát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tựxây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

ChươngV

XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI NƯỚC NGOÀI

Mục I.XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ

Điều57. Quản lý đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước

1. Công trình bí mật nhà nướcđược xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luậtcó liên quan.

2. Việc tổ chức thực hiện dựán đầu tư xây dựng từ chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưacông trình của dự án vào khai thác, sử dụng được thực hiện theo quy định củapháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về đầu tư xây dựng và được quy địnhcụ thể trong quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư.

3. Các cơ quan, tổ chức, cánhân liên quan thực hiện việc quản lý hồ sơ, tài liệu và các thông tin liênquan trong quá trình đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước tuân thủ theoquy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều58. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp

Việc quản lý đầu tư xây dựngcông trình xây dựng khẩn cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều130 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 của Luậtsố 62/2020/QH14 được quy định cụ thể như sau:

1. Người đứng đầu cơ quantrung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xâydựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý bằng lệnh xây dựng công trình khẩncấp.

2. Lệnh xây dựng công trình khẩncấp được thể hiện bằng văn bản gồm các nội dung: mục đích xây dựng, địa điểmxây dựng, người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình, thời gian xâydựng công trình, dự kiến chi phí và nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiếtkhác có liên quan.

3. Người được giao quản lý, thựchiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầutư xây dựng, bao gồm: giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát,thiết kế và thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựngcông trình khẩn cấp; quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thicông xây dựng; quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu côngtrình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

4. Sau khi kết thúc thi côngxây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp cótrách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình, bao gồm: lệnhxây dựng công trình khẩn cấp; các tài liệu khảo sát xây dựng (nếu có); thiết kếđiển hình hoặc thiết kế bản vẽ thi công (nếu có); nhật ký thi công xây dựngcông trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình (nếucó); các biên bản nghiệm thu, kết quả thí nghiệm, quan trắc, đo đạc (nếu có); hồsơ quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho côngtrình xây dựng (nếu có); bản vẽ hoàn công; phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắcphục (nếu có) sau khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng; biên bản nghiệm thuhoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lýnhà nước có liên quan; các căn cứ, cơ sở để xác định khối lượng công việc hoànthành và các hồ sơ, văn bản, tài liệu khác có liên quan hoạt động đầu tư xây dựngcông trình khẩn cấp.

5. Đối với công trình xây dựngkhẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầutư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quản lý,thanh toán, quyết toán đối với dự án khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công.

Mục 2.THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI NƯỚC NGOÀI

Điều59. Nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài

1. Việc lập, thẩm định, quyếtđịnh chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại nước ngoài đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc chấp thuận chủtrương đầu tư hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài của các dự án còn lại thựchiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Việc quyết định đầu tư dựán thực hiện theo pháp luật về đầu tư công đối với dự án sử dụng vốn đầu tưcông, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinhdoanh tại doanh nghiệp đối với dự án của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư củanhà nước.

3. Dự án đầu tư xây dựng củacơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủvề quản lý các dự án đầu tư của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài và quy định pháp luật có liên quan.

4. Việc triển khai dự án đầutư xây dựng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấpthuận chủ trương đầu tư phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bênnước ngoài, quy định pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình vàcác quy định cụ thể tại mục này, cụ thể như sau:

a) Việc lập, thẩm định Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốnnhà nước ngoài đầu tư công thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định này;

b) Việc lập, thẩm định, phêduyệt các bước thiết kế xây dựng triển khai sau khi quyết định đầu tư dự án dongười quyết định đầu tư quyết định phù hợp với pháp luật của quốc gia nơi đầutư xây dựng công trình và điều kiện triển khai dự án;

c) Các nội dung về quy chuẩn,tiêu chuẩn kỹ thuật; quy hoạch xây dựng; yêu cầu về điều kiện tự nhiên, xã hội,đặc điểm văn hóa, môi trường; trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc; giấy phép xâydựng; Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng; hợp đồng xây dựng, thi công xây dựng,giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, bàn giao công trình và các nộidung, yêu cầu đặc thù khác được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốcgia nơi đầu tư xây dựng công trình, trừ trường hợp điều ước quốc tế hay thỏa thuậnquốc tế có quy định khác;

d) Ưu tiên áp dụng quy định vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng của quốc gia nơi xây dựng công trình khi xác địnhtổng mức đầu tư công trình, dự toán xây dựng công trình.

5. Việc quyết toán vốn đầu tưcác dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ở nước ngoài thực hiện theoquy định của pháp luật có liên quan về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án đầutư xây dựng tại nước ngoài sử dụng vốn đầu tư công và quy định của pháp luật cóliên quan.

Điều60. Lập, thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án sửdụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công

1. Chủ đầu tư lập Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặctài liệu tương đương theo quy định của pháp luật nước sở tại (sau đây gọi chunglà Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng), trình cơ quan chuyên môn trựcthuộc người quyết định đầu tư thẩm định để người quyết định đầu tư xem xét, phêduyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứukhả thi đầu tư xây dựng gồm thiết kế cơ sở hoặc thiết kế xây dựng khác được lậptheo thông lệ quốc tế phù hợp với bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tưxây dựng. Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi phải thể hiện được các nộidung chủ yếu sau:

a) Sự cần thiết và chủ trươngđầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng;

b) Phân tích các điều kiện tựnhiên, lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô và hìnhthức đầu tư xây dựng dự án;

c) Sự phù hợp với quy hoạchxây dựng hoặc quy hoạch khác theo quy định của pháp luật nước sở tại;

d) Dự kiến tiến độ thực hiện dựán;

đ) Xác định tổng mức đầu tư,cơ cấu nguồn vốn;

e) Giải pháp tổ chức thực hiệndự án, xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức quản lý, thực hiện dựán, phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội;

g) Các nội dung khác theo đặcthù của từng dự án và quy định của pháp luật nước sở tại.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệmthuê tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng có đủ năng lực để thẩm tra Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; kiểm tra, đánh giá đối với Báo cáo kết quảthẩm tra do tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện trước khi gửi đến cơquan chuyên môn của người quyết định đầu tư để thực hiện thẩm định.

4. Trên cơ sở Báo cáo kết quảthẩm tra, cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư thẩm định Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và xin ý kiến phối hợp của cơ quan chuyênmôn về xây dựng trong trường hợp cần thiết. Thẩm quyền của cơ quan chuyên môn vềxây dựng được xin ý kiến phối hợp là thẩm quyền thẩm định đối với dự án có quymô tương đương theo quy định tại Nghị định này.

5. Nội dung thẩm định Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

a) Sự tuân thủ các quy địnhpháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;

b) Sự phù hợp của Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng với chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyềnphê duyệt hoặc chấp thuận;

c) Kiểm tra Báo cáo kết quả thẩmtra về sự phù hợp của thiết kế xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thivới quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch khác theo quy định của pháp luật nước sởtại, việc bảo đảm an toàn xây dựng, an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môitrường theo quy định pháp luật có liên quan;

d) Yếu tố đảm bảo tính khả thicủa dự án bao gồm lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô đầu tư xây dựng dựán, xác định chủ đầu tư, hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án;

đ) Yếu tố đảm bảo tính hiệu quảcủa dự án bao gồm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, khả năng huy động vốn theotiến độ, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế-xã hội;

e) Các nội dung khác theo yêucầu của người quyết định đầu tư (nếu có).

Điều61. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quảnlý chất lượng công trình, tự quyết định việc nghiệm thu công trình xây dựng vàthanh lý hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài. Chủ đầu tưlập Báo cáo hoàn thành công trình gửi người quyết định đầu tư để theo dõi và quảnlý.

ChươngVI

ĐIỀU KIỆNNĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Mục 1.ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA CÁ NHÂN

Điều62. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Chứng chỉ hành nghề hoạt độngxây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là côngdân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt độngxây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lậpquy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 đượcsửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Các lĩnh vực, phạm vi hoạt độngxây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liênquan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luậtvề kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.

2. Cá nhân người nước ngoài hoặcngười Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơquan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại ViệtNam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để đượccông nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Namtừ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩmquyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.

3. Cá nhân không yêu cầu phảicó chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt độngxây dựng sau:

a) Thiết kế, giám sát hệ thốngthông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

b) Thiết kế, giám sát công táchoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất vàcác công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của côngtrình;

c) Các hoạt động xây dựng đốivới công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễnthông.

4. Cá nhân không có chứng chỉhành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp vớichuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và khôngđược hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứngchỉ hành nghề.

5. Chứng chỉ hành nghề có hiệulực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ.Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác địnhtheo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan cóthẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổsung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lựcnhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉđược cấp trước đó.

6. Chứng chỉ hành nghề có quycách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 06 Phụ lục IVNghị định này.

7. Chứng chỉ hành nghề được quảnlý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhaubằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:

a) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tựthể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụlục VIII Nghị định này;

b) Nhóm thứ hai: Mã số chứngchỉ hành nghề.

8. Bộ Xây dựng thống nhất quảnlý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề;công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử.

Điều63. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Chứng chỉ hành nghề được cấpcho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cấp chứng chỉ hành nghề lầnđầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ hành nghề;

b) Gia hạn chứng chỉ hành nghề;

c) Điều chỉnh, bổ sung nộidung chứng chỉ;

d) Cấp lại chứng chỉ hành nghềdo chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghisai thông tin;

đ) Chuyển đổi chứng chỉ hànhnghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị địnhnày.

2. Chứng chỉ hành nghề của cánhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cá nhân không còn đáp ứng điềukiện theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định này;

b) Giả mạo giấy tờ, kê khaikhông trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

c) Cho thuê, cho mượn, thuê,mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề;

đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệchnội dung chứng chỉ hành nghề;

đ) Chứng chỉ hành nghề bị ghisai thông tin do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;

e) Chứng chỉ hành nghề được cấpkhông đúng thẩm quyền;

g) Chứng chỉ hành nghề được cấpkhi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định.

3. Cá nhân đã bị thu hồi chứngchỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều nàyđược đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thuhồi chứng chỉ hành nghề. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiệnnhư trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉhành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này được cấp lại chứngchỉ hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 80 Nghị địnhnày.

4. Cá nhân thực hiện việc giahạn chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉhành nghề hết hiệu lực. Sau thời hạn này, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt độngxây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như đối với trường hợpquy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều64. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Thẩm quyền cấp chứng chỉhành nghề:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngtrực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;

b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉhành nghề hạng II, hạng III;

c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệpđược công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạngII, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

2. Thẩm quyền thu hồi chứng chỉhành nghề:

a) Cơ quan có thẩm quyền cấpchứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề domình cấp;

b) Trường hợp chứng chỉ hànhnghề được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hànhnghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứngchỉ hành nghề.

Điều65. Quyền và trách nhiệm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

1. Cá nhân đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu được cung cấp thôngtin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Được hành nghề hoạt độngxây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;

c) Khiếu nại, tố cáo các hànhvi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Cá nhân đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khai báo trung thực hồ sơ đềnghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệmtrước pháp luật về sự chính xác của các nội dung khai trong hồ sơ;

b) Hành nghề đúng với lĩnh vực,phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp, tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

c) Không được cho người khácthuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề được cấp;

d) Không được tẩy xóa, sửa chữachứng chỉ hành nghề;

đ) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;

e) Xuất trình chứng chỉ hànhnghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩmquyền yêu cầu.

Điều66. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân được cấp chứng chỉhành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có đủ năng lực hành vi dânsự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tạiViệt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Có trình độ chuyên môn đượcđào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đềnghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

a) Hạng I; Có trình độ đại họcthuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợpvới nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

b) Hạng II: Có trình độ đại họcthuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợpvới nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

c) Hạng III: Có trình độchuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nộidung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trìnhđộ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

3. Đạt yêu cầu sát hạch đối vớilĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều67. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Khảo sát xây dựng:

a) Khảo sát địa hình: Chuyênmôn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắcđịa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

b) Khảo sát địa chất côngtrình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chấtcông trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

2. Thiết kế quy hoạch xây dựng:Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạtầng kỹ thuật, giao thông.

3. Thiết kế xây dựng:

a) Thiết kế kết cấu côngtrình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liênquan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giaothông, công trình thủy lợi, đê điều);

b) Thiết kế cơ - điện côngtrình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đàotạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơkhí, thông gió - cấp thoát nhiệt;

c) Thiết kế cấp - thoát nướccông trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đếncấp - thoát nước,

d) Thiết kế xây dựng côngtrình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xâydựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

đ) Thiết kế xây dựng côngtrình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hànghải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quanđến công trình giao thông;

e) Thiết kế xây dựng côngtrình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộcchuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trườngđô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

g) Thiết kế xây dựng côngtrình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuậtxây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹthuật tương ứng.

4. Giám sát thi công xây dựng:

a) Giám sát công tác xây dựngcông trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuậtxây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đếnxây dựng công trình;

b) Giám sát công tác lắp đặtthiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyênngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyênngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

5. Định giá xây dựng: Chuyênmôn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng vàcác chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

6. Quản lý dự án đầu tư xây dựngcông trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuậtxây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đếnxây dựng công trình.

Điều68. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng

Cá nhân được xét cấp chứng chỉhành nghề khảo sát xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảosát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02công trình từ cấp II trở lên.

2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệmkhảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhómB trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 01 công trình từ cấp IItrở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.

3. Hạng III: Đã tham gia khảosát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặcít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.

Điều69. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng

Cá nhân được xét cấp chứng chỉhành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặcchủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồán quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệthoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựngvùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộcthẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệmhoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy bannhân dân cấp huyện phê duyệt.

3. Hạng III: Đã tham gia lậpthiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất trong 01 đồ án quyhoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệthoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấphuyện phê duyệt.

Điều70. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng

Cá nhân được xét cấp chứng chỉhành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặcchủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 côngtrình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề,

2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệmhoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấpchứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phầnviệc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 côngtrình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

3. Hạng III: Đã tham gia thiếtkế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghềcủa ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trởlên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều71. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Cá nhân được xét cấp chứng chỉhành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

1. Hạng I: Đã làm giám sát trưởnghoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộcnội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trởlên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉhành nghề.

2. Hạng II: Đã làm giám sáttrưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việcthuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấpII trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề.

3. Hạng III: Đã tham gia giámsát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phầnviệc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từcấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấpchứng chỉ hành nghề.

Điều72. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng

1. Cá nhân được cấp chứng chỉhành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chiphí đầu tư xây dựng gồm:

a) Lập, thẩm tra tổng mức đầutư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;

b) Xác định chỉ tiêu suất vốnđầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;

c) Đo bóc khối lượng;

d) Xác định, thẩm tra dự toánxây dựng;

đ) Xác định giá gói thầu, giáhợp đồng trong hoạt động xây dựng;

e) Kiểm soát chi phí xây dựngcông trình;

g) Lập, thẩm tra hồ sơ thanhtoán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựngsau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

2. Cá nhân được xét cấp chứngchỉ hành nghề định giá xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

a) Hạng I: Đã chủ trì thực hiệnmột trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từnhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp 1 hoặc 02 côngtrình từ cấp II trở lên;

b) Hạng II: Đã chủ trì thực hiệnmột trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từnhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02công trình từ cấp III trở lên;

c) Hạng III: Đã tham gia thựchiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dựán từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xâydựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IVtrở lên.

Điều73. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án

Cá nhân được xét cấp chứng chỉhành nghề quản lý dự án khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghịđịnh này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

1. Hạng I: Đã làm giám đốc quảnlý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộclĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; hoặc có một trong ba loại chứng chỉhành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạngI; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự ántừ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉhành nghề.

2. Hạng II: Đã làm giám đốc quảnlý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vựcđề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghềtương ứng (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; địnhgiá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhómB hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuậttrở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

3. Hạng III: Đã tham gia quảnlý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề.

Điều74. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường

1. Cá nhân đảm nhận chức danhchỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạngnhư sau:

a) Hạng I: Có chứng chỉ hànhnghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trườngphần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;

b) Hạng II: Có chứng chỉ hànhnghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trườngphần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;

c) Hạng III: Có chứng chỉ hànhnghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi côngxây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấpIII hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm chỉ huytrưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trongchứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trìnhđã làm chỉ huy trưởng công trường;

b) Hạng II: Được làm chỉ huytrưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực đượcghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vựccông trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;

c) Hạng III: Được làm chỉ huytrưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghitrong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực côngtrình đã tham gia thi công xây dựng.

Điều 75.Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng

1. Cá nhân đảm nhận chức danhchủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng củabộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyênnhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạngnhư sau:

a) Hạng I: Đã có chứng chỉhành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng củaít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên;

b) Hạng II: Đã có chứng chỉhành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng củaít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trởlên;

c) Hạng III: Đã có chứng chỉhành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ítnhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trởlên.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểmđịnh xây dựng tất cả các công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được làm chủ trìkiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c) Hạng III: Được làm chủ trìkiểm định xây dựng công trình cấp III trở xuống cùng loại.

Điều76. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉhành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ hành nghề, baogồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉhành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị địnhnày;

b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệptin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời giankhông quá 06 tháng;

c) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợppháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Đối với văn bằng do cơ sở đàotạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phảicó bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của phápluật Việt Nam;

d) Chứng chỉ hành nghề đã đượccơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng, gia hạn chứngchỉ hành nghề;

đ) Các quyết định phân côngcông việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đạidiện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đãhoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sựtrung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phảicó hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kêkhai;

e) Giấy tờ hợp pháp về cư trúhoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trườnghợp cá nhân là người nước ngoài;

g) Bản sao kết quả sát hạch đạtyêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉhành nghề;

h) Các tài liệu theo quy địnhtại các điểm c, d, đ và e khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tinchứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứngchỉ hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉhành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị địnhnày;

b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệptin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời giankhông quá 06 tháng;

c) Bản gốc chứng chỉ hành nghềcòn thời hạn nhưng bị hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin. Trường hợp bị mất chứngchỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại;

d) Các tài liệu theo quy địnhtại điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này trong trường hợp cấp lại chứng chỉnhưng lĩnh vực cấp có thay đổi nội dung theo quy định tại Nghị định này;

đ) Các tài liệu theo quy địnhtại điểm c, điểm d khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnhmàu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổsung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉhành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị địnhnày; 

b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệptin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời giankhông quá 06 tháng;

c) Các tài liệu liên quan đếnnội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này và bảngốc chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

4. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứngchỉ hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị chuyển đổi chứngchỉ hành nghề theo Mẫu số 03 Phụ lục IV Nghị địnhnày;

b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệptin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời giankhông quá 06 tháng;

c) Bản sao văn bằng được đào tạo,chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóalãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định củapháp luật Việt Nam;

d) Bản sao có chứng thực hoặctệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đốichiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyềncủa Việt Nam cấp theo quy định.

5. Cá nhân thực hiện nộp lệphí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc thu, nộp, quản lý sử dụnglệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều77. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Cơ quan có thẩm quyền cấpchứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồsơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Nghị định này đến cơ quan cóthẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Việc sát hạch được tiếnhành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hànhnghề quyết định. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông báo kết quảxét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, thời gian, địa điểm sách hạch trướcthời gian tổ chức sát hạch ít nhất 03 ngày làm việc.

3. Nội dung sát hạch bao gồmphần câu hỏi về kiến thức pháp luật và phần câu hỏi về kiến thức chuyên môn.Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề còn thời hạn sử dụng thi khi tham dựsát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghềghi trên chứng chỉ.

Cá nhân đề nghị cấp lại chứngchỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực nhưng bị mất hoặchư hỏng thì không yêu cầu sát hạch.

4. Kết quả sát hạch được bảolưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉhành nghề.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấpchứng chỉ hành nghề có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức sát hạch đáp ứng điềukiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng,cụ thể như sau:

a) Địa điểm tổ chức sát hạchphải bố trí khu vực thực hiện sát hạch và khu vực chờ, hướng dẫn sát hạch;

b) Khu vực thực hiện sát hạchcó diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 10 máy tính để thực hiệnsát hạch;

c) Hệ thống máy tính phải ở trạngthái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN), kết nốivới máy in và kết nối mạng Internet. Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượngtín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực thựchiện sát hạch bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong suốt quá trình thực hiệnsát hạch;

d) Hệ thống camera quan sát:Có bố trí camera quan sát có độ phân giải tối thiểu 1280 x 720 (720P), đảm bảoquan sát được khu vực thực hiện sát hạch và có khả năng lưu trữ dữ liệu trongthời gian tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày tổ chức sát hạch;

đ) Hệ thống âm thanh: Có tốithiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai các thông tin về quá trìnhsát hạch;

e) Máy in: Được bố trí tối thiểu01 chiếc phục vụ in Phiếu kết quả sát hạch và 01 máy in dự phòng sử dụng trongtrường hợp cần thiết;

g) Phần mềm sát hạch do cơquan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chuyển giao, sử dụng thốngnhất trong phạm vi toàn quốc.

6. Cá nhân thực hiện nộp chiphí khi tham gia sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Việc thu,nộp, quản lý sử dụng chi phí sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựngthực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng.

Điều78. Tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Trường hợp cá nhân đề nghịcấp mới; điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực, nâng hạng chứng chỉ hành nghề thì đề sáthạch bao gồm 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật (bao gồm pháp luật chung và phápluật về xây dựng theo từng lĩnh vực) và 20 câu hỏi về kiến thức chuyên môn cóliên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, số điểm tối đa cho mỗiđề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệplà 80 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 20 điểm. Cá nhân có kếtquả sát hạch phần kiến thức pháp luật tối thiểu 16 điểm và tổng điểm từ 80 điểmtrở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Trường hợp cá nhân được miễnsát hạch về kiến thức chuyên môn thì đề sát hạch bao gồm 10 câu về kiến thứcpháp luật, số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 40 điểm. Cá nhân có kết quảsát hạch từ 32 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều79. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Người đứng đầu cơ quan cóthẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hànhnghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Cơ cấu và số lượng thànhviên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyềncấp chứng chỉ hành nghề quyết định.

3. Thành phần hội đồng xét cấpchứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, SởXây dựng thành lập bao gồm:

a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạocủa cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Ủy viên thường trực là côngchức, viên chức của cơ quan này;

c) Các Ủy viên tham gia hội đồnglà những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứngchỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứngchỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết.

4. Thành phần hội đồng xét cấpchứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm;

a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạocủa tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

b) Các ủy viên hội đồng là hộiviên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

5. Hội đồng hoạt động theo chếđộ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.

Điều80. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Đối với trường hợp cấp chứngchỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đềnghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 76 Nghị định này qua mạngtrực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyềncấp chứng chỉ hành nghề;

b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợplệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xâydựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu,điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứngchỉ; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối vớitrường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặckhông hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo mộtlần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;

c) Đối với cá nhân nộp hồ sơ đềnghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạchthì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điềunày được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.

2. Đối với trường hợp thu hồichứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

a) Trong thời hạn 10 ngày, kểtừ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồichứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong cáctrường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị địnhnày, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thuhồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bảngửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi;

b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồichứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhânbị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửithông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định;

c) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉhành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơquan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từngày nhận được quyết định thu hồi;

d) Đối với trường hợp thu hồichứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơquan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉhành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hànhnghề bị thu hồi;

đ) Trường hợp cá nhân bị thu hồichứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyềnthu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủychứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửithông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Điều81. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghềhoạt động xây dựng

1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệpđược công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầusau:

a) Có lĩnh vực hoạt động liênquan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;

b) Đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội;

c) Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chấtphục vụ tổ chức sát hạch.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điềukiện cấp chứng chỉ hành nghề:

a) Đơn đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục V Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực hoặctệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đốichiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hộivà phê duyệt điều lệ hội;

c) Bản kê khai điều kiện cơ sởvật chất phục vụ sát hạch.

3. Trình tự, thực hiện thủ tụccông nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề:

a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệpgửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trựctiếp tới Bộ Xây dựng để được công nhận;

b) Trong thời hạn 20 ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định côngnhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết địnhcông nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trangthông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngàyban hành Quyết định.

Điều82. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấpchứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệpbị thu hồi quyết định công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi thuộcmột trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đáp ứng được mộttrong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định này;

b) Cấp chứng chỉ hành nghề cáclĩnh vực hoạt động xây dựng không thuộc phạm vi được công nhận;

c) Cấp chứng chỉ hành nghềkhông đúng thẩm quyền;

d) Cấp chứng chỉ hành nghề chocá nhân không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định.

2. Bộ Xây dựng thực hiện thu hồiquyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉhành nghề khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định tổ chức xã hội - nghề nghiệpthuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xem xét, quyếtđịnh thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấpchứng chỉ hành nghề được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có đủ căncứ thu hồi. Quyết định thu hồi được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp vàđăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Tổ chức xã hội - nghềnghiệp đã bị thu hồi quyết định công nhận thuộc trường hợp quy định tại các điểmb, c và d khoản 1 Điều này được đề nghị công nhận sau 06 tháng, kể từ ngày cóquyết định thu hồi. Việc cấp quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệpđủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị địnhnày.

Mục 2.ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA TỔ CHỨC

Điều83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

1. Tổ chức phải có đủ điều kiệnnăng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng cáclĩnh vực sau đây:

a) Khảo sát xây dựng;

b) Lập thiết kế quy hoạch xâydựng;

c) Thiết kế, thẩm tra thiết kếxây dựng;

d) Tư vấn quản lý dự án đầu tưxây dựng;

đ) Thi công xây dựng côngtrình;

e) Tư vấn giám sát thi côngxây dựng công trình;

g) Kiểm định xây dựng;

h) Quản lý chi phí đầu tư xâydựng.

2. Tổ chức khi tham gia hoạt độngxây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứngchỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừcác trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động củachứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VIINghị định này.

3. Tổ chức không yêu cầu phảicó chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việcsau:

a) Thực hiện nhiệm vụ quản lýdự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầutư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quyđịnh tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theoquy định tại Điều 23 Nghị định này;

b) Thiết kế, giám sát, thicông về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

c) Thiết kế, giám sát, thicông hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

d) Thi công công tác hoàn thiệncông trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việctương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

đ) Tham gia hoạt động xây dựngđối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng;đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểmnày;

e) Thực hiện các hoạt động xâydựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.

4. Tổ chức tham gia hoạt độngxây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định củaLuật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựngđược thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứngcác yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tạiNghị định này.

5. Chứng chỉ năng lực có hiệulực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứngchỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứngchỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tinthì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

6. Chứng chỉ năng lực có quycách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 07 Phụ lục IVNghị định này.

7. Chứng chỉ năng lực được quảnlý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nốivới nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

a) Nhóm thứ nhất: có tối đa 03ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụlục VIII Nghị định này;

b) Nhóm thứ hai: Mã số chứngchỉ năng lực.

8. Bộ Xây dựng thống nhất quảnlý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực;công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử củamình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.

Điều84. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Chứng chỉ năng lực được cấpcho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Cấp chứng chỉ năng lực lầnđầu; điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

b) Điều chỉnh, bổ sung nộidung chứng chỉ năng lực;

c) Cấp lại khi chứng chỉ nănglực cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin;

d) Gia hạn chứng chỉ năng lực.

2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồikhi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức được cấp chứng chỉnăng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;

b) Không còn đáp ứng đủ điềukiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;

c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơđề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;

d) Cho tổ chức, cá nhân khác sửdụng chứng chỉ năng lực;

đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệchnội dung chứng chỉ năng lực;

e) Chứng chỉ năng lực được cấpkhông đúng thẩm quyền;

g) Chứng chỉ năng lực bị ghisai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;

h) Chứng chỉ năng lực được cấpkhi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.

3. Tổ chức đã bị thu hồi chứngchỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều nàyđược đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thuhồi chứng chỉ năng lực. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực như trường hợpcấp chứng chỉ năng lực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉnăng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được cấp lại chứngchỉ năng lực theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định này.

4. Tổ chức thực hiện việc giahạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉnăng lực hết hiệu lực. Sau thời hạn này, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt độngxây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thực hiện như đối với trườnghợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều85. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

1. Tổ chức đề nghị cấp chứngchỉ năng lực có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu được cung cấp thôngtin về việc cấp chứng chỉ năng lực;

b) Được hoạt động xây dựngtrên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;

c) Khiếu nại, tố cáo các hànhvi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.

2. Tổ chức đề nghị cấp chứngchỉ năng lực có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khai báo trung thực hồ sơ đềnghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật vềsự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghịcấp chứng chỉ; nộp lệ phí theo quy định;

b) Hoạt động đúng với lĩnh vực,phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định củapháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

c) Duy trì, đảm bảo điều kiệnnăng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;

d) Không được tẩy xóa, sửa chữachứng chỉ năng lực;

đ) Người đại diện theo pháp luậtcủa tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanhtra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Điều86. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Thẩm quyền cấp chứng chỉnăng lực:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngtrực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;

b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội- nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấpchứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mìnhcấp.

Trường hợp chứng chỉ năng lựcđược cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lựckhông thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉnăng lực.

Điều87. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉnăng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉnăng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị địnhnày;

b) Quyết định thành lập tổ chứctrong trường hợp có quyết định thành lập;

c) Quyết định công nhận phòngthí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việcliên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thínghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứngchỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);

đ) Chứng chỉ hành nghề kèmtheo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫusố 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trongtrường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xâydựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằngđược đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

đ) Chứng chỉ năng lực đã đượccơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉnăng lực;

e) Hợp đồng và Biên bản nghiệmthu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xâydựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tưvấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạngII);

g) Hợp đồng; Biên bản nghiệmthu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặcbộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đãthực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạngII);

h) Các tài liệu theo quy địnhtại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc bảnsao điện tử có giá trị pháp lý.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, cấplại chứng chỉ năng lực bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục V Nghị định này và bản gốc chứngchỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có camkết của tổ chức đề nghị cấp lại.

3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổsung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lựctheo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định này, bảngốc chứng chỉ năng lực đã được cấp và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tửcó giá trị pháp lý các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổsung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức thực hiện nộp lệphí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Việc thu, nộp, quản lý sử dụnglệ phí cấp chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều88. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Thủ trưởng cơ quan có thẩmquyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực đểđánh giá cấp chứng chỉ năng lực.

2. Cơ cấu và số lượng thànhviên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấpchứng chỉ năng lực quyết định.

3. Thành phần Hội đồng xét cấpchứng chỉ năng lực do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, SởXây dựng thành lập bao gồm:

a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạocủa cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;

b) Ủy viên thường trực là côngchức, viên chức của cơ quan này;

c) Các Ủy viên tham gia hội đồnglà những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứngchỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứngchỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.

4. Thành phần hội đồng xét cấpchứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:

a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạocủa tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

b) Các Ủy viên hội đồng là hộiviên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

5. Hội đồng hoạt động theo chếđộ kiêm nhiệm, theo Quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.

Điều89. Đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Cơ quan có thẩm quyền cấpchứng chỉ năng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựngsau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt độngxây dựng.

2. Năng lực hoạt động xây dựngcủa tổ chức được đánh giá theo tiêu chí đáp ứng các điều kiện năng lực hoạt độngxây dựng theo quy định tại Nghị định này.

3. Mỗi cá nhân thuộc tổ chứccó thể đảm nhận một hoặc nhiều chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề,tham gia thực hiện các công việc khi đáp ứng được điều kiện năng lực tương ứngtheo quy định. Trường hợp tổ chức chỉ có cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầuphải có chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số lĩnh vực, loại hình, bộ môn thìviệc đánh giá được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cá nhân yêu cầu phải có chứngchỉ hành nghề, cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng là người lao động thuộctổ chức theo quy định của pháp luật về lao động, được xác định là đáp ứng yêu cầuđối với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực như sau:

a) Đối với tổ chức khảo sátxây dựng: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có chứngchỉ hành nghề lĩnh vực khảo sát xây dựng phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉcủa tổ chức. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực khảosát xây dựng thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực khảo sát xây dựngđó;

b) Đối với tổ chức lập quy hoạchxây dựng: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên mônvê quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông của đồ án quy hoạch xây dựngphải có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp với hạng đề nghịcấp chứng chỉ của tổ chức;

c) Đối với tổ chức thiết kế,thẩm tra thiết kế xây dựng công trình:

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩmtra thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp: cá nhân đảm nhận chứcdanh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựngcác bộ môn kiến trúc, kết cấu công trình, cơ - điện công trình, cấp - thoát nướccông trình của thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựngcông trình bao gồm: thiết kế kiến trúc; thiết kế kết cấu công trình, thiết kếcơ - điện công trình, thiết kế cấp - thoát nước công trình phù hợp với công việcđảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp các cá nhân đảmnhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng côngtrình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với nội dung thiết kế xây dựng củabộ môn đó.

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩmtra thiết kế xây dựng công trình giao thông: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệmthiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứngchỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông phù hợp với loại côngtrình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ cửa tổ chức.

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩmtra thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: cá nhân đảmnhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kếxây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình nông nghiệpvà phát triển nông thôn phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứngchỉ của tổ chức.

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩmtra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phảicó chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kếkết cấu công trình phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ củatổ chức;

d) Đối với tổ chức tư vấn quảnlý dự án: cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉhành nghề quản lý dự án phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức; cánhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sátthi công xây dựng, định giá xây dựng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình,công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;

đ) Đối với tổ chức giám sátthi công xây dựng: cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng, giám sát viên phảicó chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với lĩnh vực và hạngđề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp cá nhân chỉ có chứng chỉ hành nghềđối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng thì chỉ được xét cấp chứng chỉnăng lực đối với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đó;

e) Đối với tổ chức thi côngxây dựng công trình: cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải đáp ứng điềukiện theo quy định tại Điều 74 Nghị định này. Trường hợp tổ chức kê khai cánhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnhvực giám sát thi công xây dựng hoặc chỉ có kinh nghiệm chỉ huy trưởng đối vớicông tác xây dựng hoặc công tác lắp đặt thiết bị vào công trình thì được xét cấpchứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực thi công xây dựng đó.

5. Cá nhân tham gia thực hiệncông việc thuộc tổ chức là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của phápluật về lao động, được xác định là đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoặc loạihình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khi có trình độ chuyên môn được đào tạotương ứng theo quy định tại Điều 67 Nghị định này phù hợp với công việc đảm nhận.Riêng trường hợp cá nhân phụ trách thi công phải có trình độ chuyên môn đượcđào tạo tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của cá nhân đề nghị cấpchứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.

6. Kinh nghiệm của tổ chức đượcxác định là phù hợp khi công việc thực hiện theo nội dung kê khai được nghiệmthu theo quy định, được thực hiện phù hợp với lĩnh vực hoạt động, hạng năng lựcvà trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp kinhnghiệm của tổ chức được thực hiện trong thời gian không yêu cầu chứng chỉ nănglực thì phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Đối với tổ chức đềnghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng III thì không yêu cầu chứngminh kinh nghiệm thực hiện công việc.

Trường hợp tổ chức chỉ thực hiệnhoạt động xây dựng đối với các công việc xây dựng chuyên biệt thì được đánh giácấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với công trình xây dựng của côngviệc xây dựng chuyên biệt đó.

Điều90. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Đối với trường hợp cấp chứngchỉ năng lực:

a) Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đềnghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 87 Nghị định này qua mạng trựctuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấpchứng chỉ năng lực;

b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợplệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉnăng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu,điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trườnghợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ,cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bảntới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

2. Đối với trường hợp thu hồichứng chỉ năng lực:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kểtừ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồichứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trườnghợp thu hồi chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định này, cơquan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứngchỉ năng lực; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơquan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi;

b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồichứng chỉ năng lực có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực chotổ chức bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thờigửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thờihạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định;

c) Tổ chức bị thu hồi chứng chỉnăng lực phải nộp lại bản gốc chứng chỉ năng lực cho cơ quan ra quyết định thuhồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết địnhthu hồi;

d) Đối với trường hợp thu hồichứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực, cơquan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp lại chứng chỉnăng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng chỉ năng lựcbị thu hồi;

đ) Trường hợp tổ chức bị thu hồichứng chỉ năng lực không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyềnthu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ năng lực, gửi cho tổ chức bị tuyên hủychứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửithông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Điều91. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng

1. Điều kiện chung đối với cáchạng như sau:

a) Có phòng thí nghiệm hoặc cóvăn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việcthí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theoquy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;

b) Có máy móc, thiết bị hoặccó khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vựcđề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

2. Hạng I:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp vớilĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Cá nhân tham gia thực hiệnkhảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăngký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện khảo sát xây dựngít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công hình từcấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

3. Hạng II:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lênphù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Cá nhân tham gia thực hiệnkhảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăngký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện khảo sát xây dựngít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lậpBáo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 côngtrình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

4. Hạng III:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lênphù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Cá nhân tham gia thực hiệnkhảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăngký cấp chứng chỉ năng lực.

Điều92. Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng

Tổ chức lập thiết kế quy hoạchxây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng đối với các hạng năng lực nhưsau:

1. Hạng l:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹthuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạchxây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

b) Đã thực hiện lập ít nhất 01đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạchxây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạchchung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tinh phê duyệt.

2. Hạng II:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹthuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạchxây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

b) Đã thực hiện lập ít nhất 01đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy bannhân dân cấp huyện phê duyệt.

3. Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh chủnhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật;giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựngtừ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

Điều93. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động thiếtkế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạngnăng lực như sau:

1. Hạng I:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kếxây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

b) Cá nhân tham gia thực hiệnthiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnhvực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện thiết kế, thẩmtra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấpII trở lên cùng loại.

2. Hạng II:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kếxây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyênmôn đảm nhận;

b) Cá nhân tham gia thực hiệnthiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnhvực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện thiết kế, thẩmtra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấpIII trở lên cùng loại.

3. Hạng III:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kếxây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyênmôn đảm nhận;

b) Cá nhân tham gia thực hiệnthiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnhvực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Điều94. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động tưvấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với cáchạng năng lực như sau:

1. Hạng I:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhgiám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I;

b) Cá nhân phụ trách các lĩnhvực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, địnhgiá xây dựng hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;

c) Cá nhân tham gia thực hiệnquản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;

d) Đã thực hiện quản lý dự ánít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.

2. Hạng II:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhgiám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên;

b) Cá nhân phụ trách các lĩnhvực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, địnhgiá xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;

c) Cá nhân tham gia thực hiệnquản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;

d) Đã thực hiện quản lý dự ánít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên.

3. Hạng III:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhgiám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trởlên;

b) Cá nhân phụ trách các lĩnhvực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, địnhgiá xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;

c) Cá nhân tham gia thực hiệnquản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận,

Điều95. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

Tổ chức tham gia hoạt động thicông xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng nănglực như sau:

1. Hạng I:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạngI phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

b) Cá nhân phụ trách thi cônglĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việcđảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 nămđối với trình độ cao đẳng nghề;

c) Có khả năng huy động đủ sốlượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các côngtrình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

d) Đã trực tiếp thi công côngtác xây dựng của hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình (trongtrường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) liên quan đến nội dung đềnghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 côngtrình từ cấp II trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng;

đ) Đã trực tiếp thi công lắp đặtthiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấpchứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấpII trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

2. Hạng II:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạngII trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

b) Cá nhân phụ trách thi cônglĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việcđảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 nămđối với trình độ cao đẳng nghề;

c) Có khả năng huy động đủ sốlượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các côngtrình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

d) Đã trực tiếp thi công côngtác xây dựng của hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình (trongtrường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) liên quan đến nội dung đềnghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 côngtrình từ cấp III trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng;

đ) Đã trực tiếp thi công lắp đặtthiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấpchứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấpIII trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

3. Hạng III:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhchỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạngIII trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

b) Cá nhân phụ trách thi cônglĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việcđảm nhận;

c) Có khả năng huy động đủ sốlượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các côngtrình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

Điều96. Điều kiệu năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động tưvấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạngnăng lực như sau:

1. Hạng I:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhgiám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giámsát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loạicông trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Đã giám sát công tác xây dựngcủa ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lêncùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sátcông tác xây dựng công trình;

c) Đã giám sát lắp đặt thiết bịvào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từcấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

2. Hạng II:

a) Cá nhân đảm nhận chức danhgiám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trởlên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp vớiloại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Đã giám sát công tác xây dựngcủa ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trởlên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giámsát công tác xây dựng công trình;

c) Đã giám sát lắp đặt thiết bịvào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từcấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

3. Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danhgiám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng IIItrở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợpvới loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉnăng lực.

Điều97. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng

1. Tổ chức tham gia hoạt độngkiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phậncông trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố côngtrình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực nhưsau:

a) Hạng I:

- Cá nhân đảm nhận chủ trì thựchiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạngI phù hợp;

- Cá nhân tham gia thực hiệnkiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm địnhxây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định xây dựngcủa ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loạitrở lên.

b) Hạng II;

- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểmđịnh xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trởlên phù hợp;

- Cá nhân tham gia thực hiệnkiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm địnhxây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định xây dựngcủa ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùngloại trở lên.

c) Hạng III:

- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểmđịnh xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phùhợp;

- Cá nhân tham gia thực hiệnkiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm địnhxây dựng.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thực hiện kiểmđịnh xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được thực hiện kiểmđịnh xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c) Hạng III: Được thực hiện kiểmđịnh xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

3. Tổ chức tham gia hoạt độngkiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phảiđáp ứng các điều kiện sau:

a) Phải sử dụng phòng thí nghiệmchuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phùhợp với nội dung thực hiện kiểm định;

b) Cá nhân thực hiện kiểm địnhcó chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

Điều98. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Tổ chức tham gia hoạt độngquản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạngnăng lực như sau:

a) Hạng I:

- Cá nhân chủ trì thực hiện quảnlý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạngI;

- Cá nhân tham gia thực hiệnquản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với côngtác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Đã thực hiện quản lý chi phícủa ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.

b) Hạng II:

- Cá nhân chủ trì thực hiện quảnlý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạngII trở lên;

- Cá nhân tham gia thực hiệnquản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với côngtác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Đã thực hiện quản lý chi phíđầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm Choặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên.

c) Hạng III:

- Cá nhân chủ trì thực hiện quảnlý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạngIII trở lên;

- Cá nhân tham gia thực hiệnquản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với côngtác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thực hiện cáccông việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dựán;

b) Hạng II: Được thực hiện cáccông việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm Btrở xuống;

c) Hạng III: Được thực hiệncác công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhómC và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Điều99. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xâydựng

1. Thông tin năng lực hoạt độngxây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải đượcđăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứngchỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

2. Trình tự thực hiện đăng tảithông tin năng lực hoạt động xây dựng:

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứngchỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức,cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đếncơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thôngtin điện tử của Bộ Xây dựng.

Thời gian thực hiện đăng tảithông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấpchứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tửcủa Bộ Xây dựng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin cửacơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

Điều100. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lựchoạt động xây dựng

1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệpđược công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có lĩnh vực hoạt động liênquan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;

b) Đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điềukiện cấp chứng chỉ năng lực bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận theomẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục V Nghị địnhnày;

b) Bản sao có chứng thực hoặcbản sao điện tử có giá trị pháp lý văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.

3. Trình tự, thực hiện thủ tụccông nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực:

a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệpnộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Xây dựng để được côngnhận;

b) Trong thời hạn 20 ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành quyết định côngnhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực. Quyết địnhcông nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trangthông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngàyban hành quyết định.

Điều101. Thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấpchứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệpbị thu hồi quyết định công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực khi thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đáp ứng được mộttrong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định này;

b) Cấp chứng chỉ năng lực cáclĩnh vực hoạt động xây dựng không thuộc phạm vi được công nhận;

c) Cấp chứng chỉ năng lựckhông đúng thẩm quyền;

d) Cấp chứng chỉ năng lực chotổ chức không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định.

2. Bộ Xây dựng thực hiện thu hồiquyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉnăng lực khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộcmột trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xem xét, quyết địnhthu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứngchỉ năng lực được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có đủ căn cứ thuhồi. Quyết định thu hồi được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tảitrên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã bịthu hồi quyết định công nhận thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản1 Điều này được đề nghị công nhận sau 06 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi.Việc cấp quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứngchỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Điều 100 Nghị định này.

Mục 3.GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Điều102. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài

1. Nhà thầu nước ngoài chỉ đượchoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựngcấp giấy phép hoạt động xây dựng.

2. Hoạt động của nhà thầu nướcngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điềuước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều103. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng

1. Nhà thầu nước ngoài được cấpgiấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu củachủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).

2. Nhà thầu nước ngoài phảiliên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trườnghợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào củagói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nộidung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liêndanh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

3. Nhà thầu nước ngoài phảicam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đếnhoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

Điều104. Hồ sơ đề nghị, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng

1. Nhà thầu nước ngoài nộp trựctiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới cơ quan cấp giấy phép hoạt độngxây dựng, gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phéphoạt động xây dựng theo Mẫu số 01, Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực hoặcbản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;

c) Bản sao có chứng thực hoặcbản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đốivới tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoàimang quốc tịch cấp;

đ) Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạtđộng liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bảnsao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối vớitrường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu);

đ) Bản sao có chứng thực hoặcbản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thứchoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhậnthầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);

e) Giấy ủy quyền hợp pháp đốivới người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;

g) Bản sao có chứng thực hoặcbản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứngnhận đầu tư của dự án/công trình.

2. Đơn đề nghị cấp giấy phéphoạt động xây dựng phải làm bằng tiếng Việt. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trườnghợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quyđịnh về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểmb, c, đ và e khoản 1 Điều này nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếngViệt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luậtViệt Nam.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạtđộng xây dựng:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thựchiện hợp đồng của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựngtrên địa bàn hai tỉnh trở lên;

b) Sở Xây dựng cấp giấy phéphoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B,nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Điều105. Thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựngquy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định này xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạtđộng xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủhồ sơ theo quy định tại Điều 104 Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quancó thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản chonhà thầu và nêu rõ lý do.

2. Khi nhận Giấy phép hoạt độngxây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Giấy phép hoạt động xây dựnghết hiệu lực trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng thầu đã hoàn thànhvà được thanh lý;

b) Hợp đồng không còn hiệu lựckhi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lýdo khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầucó quốc tịch.

Điều106. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng

1. Nhà thầu nước ngoài bị thuhồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơđề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;

b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệchnội dung giấy phép hoạt động xây dựng;

c) Giấy phép hoạt động xây dựngbị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng;

d) Giấy phép hoạt động xây dựngđược cấp không đúng thẩm quyền.

2. Thẩm quyền thu hồi giấyphép hoạt động xây dựng:

a) Cơ quan có thẩm quyền cấpgiấy phép hoạt động xây dựng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt độngxây dựng do mình cấp;

b) Trường hợp giấy phép hoạt độngxây dựng được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phépkhông thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi giấy phéphoạt động xây dựng.

3. Trình tự thu hồi giấy phéphoạt động xây dựng:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từngày nhận được kết luận thanh tra, văn bản kiểm tra của cơ quản lý nhà nước vềxây dựng, trong đó có kiến nghị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng hoặc khiphát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi giấy phép hoạtđộng xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấyphép xây dựng ban hành quyết định thu hồi giấy phép xây dựng; trường hợp khôngthu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan kiến nghị;

b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồigiấy phép hoạt động xây dựng có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi giấy phép hoạtđộng xây dựng cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi; đồng thời gửi cho chủ đầu tư vàcác cơ quan có liên quan để biết;

c) Tổ chức, cá nhân bị thu hồigiấy phép hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc giấy phép hoạt động xây dựngcho cơ quan ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng trong thời hạn05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi;

d) Đối với trường hợp thu hồigiấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt độngxây dựng, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng có tráchnhiệm cấp lại giấy phép hoạt động xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được giấy phép hoạt động xây dựng bị thu hồi; đối với các vi phạmtại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt độngxây dựng cho nhà thầu nước ngoài chỉ xem xét cấp giấy phép sau 12 tháng, kể từngày ban hành quyết định thu hồi;

đ) Trường hợp tổ chức, cá nhânbị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng không nộp lại giấy phép hoạt động xây dựngtheo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy giấy phéphoạt động xây dựng, gửi cho tổ chức/cá nhân bị tuyên hủy giấy phép hoạt độngxây dựng, đồng thời gửi thông tin tới chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan đểbiết.

Điều107. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài

1. Nhà thầu nước ngoài có cácquyền sau:

a) Yêu cầu các cơ quan có chứcnăng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đềkhác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;

b) Khiếu nại, tố cáo nhữnghành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định củaNghị định này;

c) Được bảo vệ quyền lợi hợppháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.

2. Nhà thầu nước ngoài có cácnghĩa vụ sau:

a) Lập Văn phòng điều hành tạinơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, sốđiện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành.Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng,khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lậpVăn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư hoặc không lập Vănphòng điều hành tại Việt Nam. Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng,giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài cóthể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiệncông việc. Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồngvà giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng;

b) Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộplại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nướcngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại ViệtNam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;

c) Đăng ký và nộp thuế theoquy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanhtoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụhoạt động kinh doanh theo hợp đồng;

d) Thực hiện việc tuyển lao động,sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định củapháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam nhữngchuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà ViệtNam không đủ khả năng đáp ứng;

đ) Thực hiện các thủ tục xuấtkhẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tạiViệt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Thực hiện hợp đồng liêndanh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã đượcxác định trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;

g) Mua bảo hiểm theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm: Bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóađối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựngvà các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

h) Đăng kiểm chất lượng vậttư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;

i) Đăng kiểm an toàn thiết bịthi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanhcủa nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

k) Tuân thủ các quy định vềquy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao độngvà bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liênquan;

l) Thực hiện các chế độ báocáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng;

m) Khi hoàn thành công trình,nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảohành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dưtrong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu;tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất;thanh lý hợp đồng; đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liênquan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hànhcông trình.

Điều108. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài

Chủ đầu tư hoặc chủ dự án hoặcnhà thầu chính có trách nhiệm:

1. Chỉ được ký hợp đồng giaonhận thầu khi đã có Giấy phép hoạt động xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp cho nhà thầu nước ngoài; hướng dẫn nhà thầu nước ngoài tuân thủ cácquy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hỗtrợ nhà thầu nước ngoài trong việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến côngtrình nhận thầu mà nhà thầu nước ngoài phải kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấyphép thầu và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật ViệtNam. Cùng với nhà thầu nước ngoài đăng ký việc xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máymóc, thiết bị có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thuộc trách nhiệm củanhà thầu nước ngoài theo quy định Nghị định này.

2. Giám sát nhà thầu nướcngoài thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Namhoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo nội dung quy định tại Điều 103 Nghị địnhnày.

3. Xem xét khả năng cung cấpthiết bị thi công xây dựng trong nước trước khi thỏa thuận danh mục máy móc,thiết bị thi công của nhà thầu nước ngoài xin tạm nhập - tái xuất.

4. Xem xét khả năng cung cấplao động kỹ thuật tại Việt Nam trước khi thỏa thuận với nhà thầu nước ngoài về danhsách nhân sự người nước ngoài làm việc cho nhà thầu xin nhập cảnh vào Việt Namđể thực hiện các công việc thuộc hợp đồng của nhà thầu nước ngoài.

5. Xác nhận quyết toán vật tư,thiết bị nhập khẩu của nhà thầu nước ngoài khi hoàn thành công trình.

6. Khi sử dụng nhà thầu nướcngoài để thực hiện tư vấn quản lý dự án, giám sát chất lượng xây dựng, chủ đầutư hoặc chủ dự án phải thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu khác và các cơquan quản lý chất lượng xây dựng biết về chức năng, nhiệm vụ của nhà thầu đượcthực hiện thay mặt cho chủ đầu tư hoặc chủ dự án.

ChươngVII

ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Điều109. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Xây dựng

a) Chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm viđiều chỉnh của Nghị định này. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành, cơ quan, tổ chứccó liên quan thực hiện các quy định của Nghị định này;

b) Chỉ đạo và kiểm tra cơ quanchuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính quy địnhtại Nghị định này.

2. Các Bộ quản lý công trìnhxây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn vềxây dựng trực thuộc trong việc tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầutư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triểnkhai sau thiết kế cơ sở của dự án, công trình xây dựng thuộc chuyên ngành, cụthể:

a) Bộ Xây dựng đối với dự án,công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án đầu tư xây dựng khu đôthị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tâng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầutư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩmxây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đôthị);

b) Bộ Giao thông vận tải đối vớidự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ dự án,công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này);

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phụcvụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

d) Bộ Công Thương đối với dựán, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp (trừ dự án,công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này);

đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đốivới dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, anninh.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệmquy định chi tiết về phí, lệ phí có liên quan đến các hoạt động: Thẩm định dựán đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng; cấp Giấy phép hoạt độngxây dựng cho nhà thầu nước ngoài, cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lựchoạt động xây dựng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghịđịnh này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra cáccác cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc tổ chức thẩm định Báo cáo nghiêncứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triểnkhai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyênngành, cụ thể:

a) Sở Xây dựng đối với dự án,công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án đầu tư xây dựng khu đôthị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầutư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật vàđường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);

b) Sở Giao thông vận tải đối vớidự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ dự án,công trình do Sở Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này);

c) Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phụcvụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

d) Sở Công Thương đối với dựán, công trình thuộc thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp (trừ dựán, công trình do Sở Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này);

đ) Ban Quản lý khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các dự án, công trình đượcđầu tư xây dựng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinhtế được giao quản lý;

e) Đối với các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì Sở này thực hiệnnhiệm vụ tại điểm a và điểm b khoản này.

5. Căn cứ điều kiện cụ thể củatừng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân cấp cho cơ quan đượcgiao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định Báo cáo nghiêncứu khả thi, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triểnkhai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn hànhchính của huyện và được quyền điều chỉnh việc phân cấp thẩm định quy định tại điểmđ khoản 4 Điều này.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyệncó trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh củaNghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm traphòng có chức năng quản lý về xây dựng trực thuộc tổ chức thực hiện công tác thẩmđịnh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khaisau thiết kế cơ sở các công trình theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Các bộ, ngành, Ủy ban nhândân cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập, tổ chức sắp xếp lại các Ban quản lý dựán chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựngsử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thuộc phạm vi quản lý củamình theo quy định của Nghị định này. Trường hợp cần thiết phải ban hành văn bảnhướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến quy định của Nghị định này thì phảilấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi ban hành.

8. Các bộ quản lý công trìnhxây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ, hàng năm về nội dung quảnlý hoạt động đầu tư xây dựng về Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi. Bộ Xây dựnghướng dẫn nội dung, biểu mẫu và thời gian thực hiện của các báo cáo.

Điều110. Xử lý chuyển tiếp

1. Dự án, thiết kế cơ sở, thiếtkế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựngthông báo kết quả thẩm định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phảithẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triểnkhai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định này, việc thực hiện các bướctiếp theo (bao gồm cả trường hợp điều chỉnh dự án, thiết kế xây dựng) thực hiệntheo quy định của Nghị định này.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựngđã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơsở theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩmđịnh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc thẩm định của cơ quanchuyên môn về xây dựng được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựngnăm 2014, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thihành và không phải thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựngtheo quy định của Nghị định này.

3. Công trình xây dựng đãtrình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sauthiết kế cơ sở trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 nhưng chưa có thông báo kết quảthẩm định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc thẩm định của cơquan chuyên môn về xây dựng được thực hiện như sau:

a) Đối với các công trình xâydựng thuộc đối tượng phải thẩm định theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 vàkhông thuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định số 113/2020/NĐ-CP ngày 18tháng 9 năm 2020 của Chính phủ, việc thẩm định được tiếp tục thực hiện theo quyđịnh của Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thihành;

b) Đối với công trình xây dựngthuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định số 113/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9năm 2020 của Chính phủ, việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kếcơ sở và rà soát các điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng đượctiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 113/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng9 năm 2020 của Chính phủ. Trường hợp hồ sơ thiết kế trình thẩm định không đáp ứngyêu cầu, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản trả hồ sơ để Chủ đầu tư hoànthiện và thực hiện việc thẩm định theo quy định của Nghị định này.

4. Công trình xây dựng đã đượccơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựngtriển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định số 113/2020/NĐ-CPngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ nhưng không thuộc đối tượng có yêu cầuthẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của Luật Xây dựngnăm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 62/2020/QH14, khi điều chỉnh thiếtkế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì việc thẩm định thiết kế điều chỉnhvà quản lý về giấy phép xây dựng được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thông báo kết quảthẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng có kết luận đủ điều kiệnmiễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điềuchỉnh, gửi thông báo kèm theo báo cáo kết quả thẩm định đến cơ quan cấp giấyphép xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước khitiếp tục thi công xây dựng;

b) Trường hợp thông báo kết quảthẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng không có đánh giá về điềukiện miễn giấy phép xây dựng hoặc kết luận không đủ điều kiện miễn giấy phépxây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh và thựchiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựngtheo quy định.

5. Đối với dự án đầu tư xây dựngđã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở một số côngtrình thuộc dự án theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khi chủ đầu tư trình thẩmđịnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị địnhnày, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thực hiện thẩm định đối với các côngtrình còn lại của dự án.

6. Đối với dự án đã được ngườiquyết định đầu tư phê duyệt hình thức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng năm 2014 thì tiếp tục thực hiện theo quyếtđịnh phê duyệt của người quyết định đầu tư; trong trường hợp để đáp ứng yêu cầuvề chất lượng, tiến độ thi công xây dựng công trình thì người quyết định đầu tưđược điều chỉnh hình thức quản lý dự án theo quy định Nghị định này.

7. Công trình xây dựng đã thựchiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn vềxây dựng kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020 và thuộc đối tượng được miễn giấy phépxây dựng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 89 của Luật Xâydựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 củaLuật số 62/2020/QH14 nhưng chưa khởi công xây dựng trước ngày Nghị định nàycó hiệu lực thì chủ đầu tư phải gửi hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điềukiện về cấp phép xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phươngkèm theo thông báo khởi công để theo dõi, quản lý theo quy định tại Điều 56 Nghịđịnh này.

8. Công trình xây dựng đã thựchiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn vềxây dựng (bao gồm thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng) và không thuộc đối tượngđược miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của LuậtXây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1của Luật số 62/2020/QH14 thì phải thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quyđịnh của Nghị định này, trừ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 41 và khoản 2 Điều54 Nghị định này.

Trường hợp công trình xây dựngđã cấp giấy phép xây dựng, việc điều chỉnh giấy phép xây dựng thực hiện theoquy định tại Điều 51 Nghị định này.

9. Công trình thuộc đối tượngđược miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và chưakhởi công xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng thuộc đối tượngyêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật số 62/2020/QH14 thì phảiđề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định này.

10. Cá nhân đã được cấp chứngchỉ hành nghề có xác định thời hạn của chứng chỉ theo quy định của Luật Xây dựngnăm 2003 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ cho đến khi hết hạn. Căn cứ điều kiệnnăng lực hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định này, cá nhân thực hiện việckê khai và tự xác định hạng của chứng chỉ kèm theo chứng chỉ hành nghề còn thờihạn để làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng. Bản kê khai và tự xác định hạngchứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị địnhnày.

11. Tổ chức, cá nhân đã được cấpchứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng năm2014 trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụngchứng chỉ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng được ghi trên chứng chỉ đếnkhi hết hạn. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp tổ chức,cá nhân có đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực, chứng chỉhành nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

12. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồsơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề trước thời điểm Nghị địnhnày có hiệu lực thi hành thì được xét cấp chứng chỉ theo quy định tại Nghị địnhsố 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

Điều111. Hiệu lực thi hành

1. Nghịđịnh này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ vềquản lý dự án đầu tư xây dựng; Điều 1, Điều4, từ Phụ lục I đến Phụ lục IXNghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tưkinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Các quy định trướcđây của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương trái với Nghị địnhnày đều bãi bỏ.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 


Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894