Thủ tục hành chính về xây dựng luôn là những khó khăn với các chủ đầu tư khi chuẩn bị thực hiện các dự án xây dựng. Nhưng việc xin cấp giấy phép xây dựng lại là công đoạn bắt buộc đối với bất kỳ công trình xây dựng nào. Trong bài viết dưới đây,Khánh An xin được tư vấn về Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho dự án.
Căn cứ vào
Điều 10 Thông tư số 15/2016/TT-BXD, chủ đầu tư chuẩn bị 02 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề
nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
- Bản sao
hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao
hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
bản vẽ thi công các công trình xây dựng đã được phê duyệt theo quy định của
pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ tổng
mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án tỷ lệ 1/100 -
1/500;
+ Bản vẽ mặt
bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí
công trình;
+ Bản vẽ
các mặt đứng và các mặt cắt chính của từng công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt
bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 của từng công trình
kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước,
cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/50 - 1/200.
Trường hợp
thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định,
các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp
các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết
định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ vào
Điều 102 Luật xây dựng 2014, Thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho dự án được thực
hiện như sau:
Bước 1: Chủ
đầu tư chuẩn bị 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép xây dựng (Quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư số
15/2016/TT-BXD);
Trường hợp
đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án mà dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều
công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan thực hiện cấp giấy phép xây dựng
công trình cấp cao nhất có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng các công trình
còn lại thuộc dự án;
Bước 2: Cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi
giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để
chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
Bước 3:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm
định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu
không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng
văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa
đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc,
cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu
tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được
các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Bước 4: Kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải
xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp
giấy phép xây dựng; Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem
xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ
đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem
xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo
quy định.
Mọi thông tin liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng cho dự án, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty tư vấn Khánh An để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ