I.
Cơ sở pháp lý
-
Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài;
-
Luật doanh ngiệp năm 2014;
- Nghị định sô 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
II. Nội dung tư vấn
1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
"Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh,văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiềuchi nhánh,văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.”
Như vậy, một doanh nghiệp có thể thành lập nhiều văn phòng đại diện mà không bị hạn chế.
Khi thành lập văn phòng đại diện cân chú ý khi đặt tên văn phòng đại diện:
- Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ "Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
- Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện . Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.
-
Ngoài tên bằng tiếng Việt, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
- Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ "công ty”, "doanh nghiệp”.
2.
Thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp
a)
Hồ sơ
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện cả doanh nghiệp bao gồm:
-
Thông báo lập văn phòng đại diện;
-
Bản sao quyết định thành lập ;
-
Bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
-
Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
-
Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
b)
Trình tự
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặtvăn phòng đại diện
- Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệpđặt văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
c) Lệ phí môn bài
Điều 2 Nghị định 139 quy định vềngười nộp lệ phí môn bài bao gồm: "Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).”
Theo căn cứ nếu trên thì doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thành lập văn phòng đại diện thì sẽ phải chịu lệ phí môn bài
Và mức nộp lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm.
Cách kê khai và nộp phí môn bài.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về trình tự thủ tục thành lập văn phòng đại diện. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách vui long liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN- CHẤT LƯỢNG- HIỆU QUẢ CAOlà những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh an phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số
Hotline: 02466 885 821 hoặc 096 987 7894.