Trang chủ / Bài viết tư vấn

Các vấn đề về sáp nhập doanh nghiệp

Thứ 5, 16/04/20 lúc 11:28.

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Vậy , hồ sơ sáp nhập bao gồm những gì, trình tự sáp nhập công ty như thế nào…... Sau đây, công ty tư vấn Khánh An xin tư vấn cho quý khách hàng các vấn đề về sáp nhập doanh nhiệp.

I.Cơ sở pháp lý

-    Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐThướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

-   Thông tư số 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế;

-    Luật doanh nghiệp năm 2014;

-    Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

II.Nội dung tư vấn

1. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:

-   Các doanh nghiệp liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

-   Các thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các cổ đông của các doanh nghiệp liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

-   Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Lưu ý:Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

2. Hồ sơ đăng ký

Doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập chuẩn bị hồ sơ sáp nhập, hồ sơ bao gồm:

-     Hợp đồng sáp nhập;

-    Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

-    Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Đồng thời, thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty nhận sáp nhập gồm các hồ sơ:

-   Biên bản họp quyết định về việc nhận sáp nhập công ty.

-   Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh của công ty.

-   Danh sách thành viên, cổ đông mới của công ty nhận sáp nhập.

-   Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.

-   Hợp đồng sáp nhập hoặc quyết định tách công ty được sử dụng thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.

3. Trình tự

Thời hạn thực hiện:Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Lệ phí:

Lệ phí đăng ký thay đổi công ty nhận sáp nhập là 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

5. Chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập

-   Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo theo mu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐTđến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ s chính đ thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thôngbáo là hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp nói trên.

-   Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa ch trụ s chính khác tnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính, các Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập và nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ s chính phi hợp đ thực hiện chấm dứt tồn tại công ty bị sáp nhập theo quy định

-   Trước khi chm dứt tn tại ca công ty bị sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt tồn tại tất c chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập.

6. Thủ tục thuế đối với doanh nghiệp bị sát nhập và doanh nghiệp nhận sát nhập

Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ giữ nguyên mã số thuế. Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

a) Doanh nghiệp bị sáp nhập:

Khi có Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương đương, doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư số 95/2016/TT-BTC.

Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

b) Doanh nghiệp nhận sáp nhập:

Trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác doanh nghiệp nhận sáp nhập phải làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế (trường hợp sáp nhập phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế). Hồ sơ gồm:

-    Tờ khai Điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST;

-   Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;

-   Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác.

Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp nhận sáp nhập theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi các vấn đề về sáp nhập doanh nghiệp. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách vui long liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.

UY TÍN- CHẤT LƯỢNG- HIỆU QUẢ CAOlà những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh an phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số

Hotline: 02466 885 821 hoặc 096 987 7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net.

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894