Trường hợp viện nghiên
cứu đăng ký hoạt động tại Việt Nam muốn thành lập chi nhánh tại nước ngoài thì
có thể thực hiện được không? Trường hợp có thể thực hiện cần phải đáp ứng điều kiện và thực hiện
thủ tục gì? Đối với câu hỏi của Quý khách hàng, Khánh An xin chia sẻ những
thông tin liên quan đến vấn đề này để Quý khách hàng cùng tham khảo.
1.
Căn cứ pháp lý
-
Luật
Khoa học và công nghệ 2013;
- Nghị định
08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa
học và công nghệ;
- Thông
tư 03/2014/TT-BKHCN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của Tổ
chức Khoa học và công nghệ, Văn phòng dại diện, chi nhánh của Tổ chức Khoa học
và công nghệ.
2.
Quyền và nghĩa vụ của viện nghiên cứu tại Việt Nam
Quyền của viện nghiên cứu
bao gồm:
-
Viện
nghiên cứu có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
-
Đăng
ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài về khoa học và công nghệ;
-
Thành
lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khoa học và
công nghệ trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và ở nước ngoài
để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
-
Hợp
tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản
xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
-
Được bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu theo quy
định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;
-
Công bố
kết quả nghiên cứu theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định
khác của pháp luật;
-
Tư vấn,
đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước với cơ quan có thẩm
quyền.
-
Tham
gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;
-
Được
chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo
quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của viện
nghiên cứu như sau:
-
Đăng
ký hoạt động khoa học và công nghệ; thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ
theo đúng lĩnh vực đã được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
-
Thực
hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ
do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.
-
Thực
hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ.
-
Bảo đảm
kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản thường xuyên theo chức năng của
mình; sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ đúng pháp luật.
-
Đăng
ký, lưu giữ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
có sử dụng ngân sách nhà nước.
-
Thực
hiện chế độ báo cáo, thống kê về khoa học và công nghệ.
-
Bảo vệ
lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động
khoa học và công nghệ trong tổ chức mình; giữ bí mật nhà nước về khoa học và
công nghệ.
3.
Viện nghiên cứu Việt Nam có thể thành lập chi nhánh ở nước
ngoài không?
Viện nghiên cứu được
thành lập chi nhánh ở nước ngoài có đơn đề nghị kèm theo các tài liệu chứng
minh đáp ứng các yêu cầu sau:
-
Tính đến
thời điểm đề nghị thành lập chi nhánh đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 03
năm;
-
Có đề
án thành lập chi nhánh ở nước ngoài có tính khả thi; mục tiêu, phương hướng hoạt
động rõ ràng, phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Chấp
hành đúng chế độ báo cáo tình hình hoạt động hằng năm đối với cơ quan cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ và các nghĩa vụ khác đối với
nhà nước;
-
Tuân
thủ các quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ. Không vi phạm các điều cấm của pháp luật về khoa học và
công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày nhận đơn đề nghị và các tài liệu kèm theo, Bộ Khoa học và Công nghệ
có văn bản thông báo về việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở
nước ngoài, tổ chức khoa học và công nghệ phải thông báo cho Bộ Khoa học và
Công nghệ.
Như vậy, viện nghiên cứu
Việt Nam muốn thành lập chi nhánh ở nước ngoài phải có đơn đề nghị thành lập
chi nhánh ở nước ngoài và đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Tham khảo: Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2024
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Khánh An giải
đáp vấn đề Viện nghiên cứu Việt Nam có được phép thành lập chi nhánh hoạt động ở
nước ngoài không? Nếu Quý khách hàng còn vấn đề vướng mắc cần được tư vấn hoặc
có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
UY TÍN
– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị Khánh An mang
tới cho các Quý khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những
trải nghiệm dịch vụ tốt nhất