Trang chủ / Giấy phép con / Viện Nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Khoa học công nghệ

Điều kiện thành lập Tổ chức Khoa học Công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Thứ 2, 30/09/24 lúc 10:45.

Trong nền kinh tế hiện nay đã có nhiều tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Vậy điều kiện thành lập các tổ chức khoa học công nghệ này được quy định như thế nào? Khánh An xin cung cấp tới quý khách hàng qua bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Khoa học Công nghệ 2013

- Nghị định 03/2014/TT-BKHCN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học công nghệ 

- Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ

- Thông tư 15/2023/TT-BKHCN  Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN và Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN

- Quyết định số 1026/QĐ-LHHVN quy định về thành lập, đăng ký hoạt động, quản lý và giải thể tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc

Viện nghiên cứu Tế bào gốc (ĐHQG TPHCM): Bước ngoặt từ tự chủ - Tạp chí Tia sáng

2. Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Khi thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.

- Có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; có mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

- Hoạt động trong các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thông tin khoa học và công nghệ: tiêu chuẩn, đo lường chất lượng: dịch vụ khoa học và công nghệ...

- Hội đồng sáng lập (sau khi thành lập là Hội đồng quản lý) phải có tối thiểu 03 sáng lập viên, tối đa không quá 07 người, trong đó có chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng (nếu có), các ủy viên. Các sáng lập viên có trình độ từ đại học trở lên, cùng tham gia góp vốn (tối thiểu chiếm 10% tổng số vốn điều lệ đăng ký) và có vai trò trực tiếp quyết định việc thành lập, duy trì và phát triển, giải thể tổ chức. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể cử đại diện tham gia làm sáng lập viên của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Giám đốc (Viện trưởng hoặc tương đương) do hội đồng sáng lập đề cử làm việc theo chế độ chính thức (chính nhiệm), là người đại diện pháp luật, là chủ tài khoản của Trung tâm/Viện; chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức và điều hành hoạt động của Trung tâm/Viện, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, Liên hiệp Hội Việt Nam và trước pháp luật.

Giám đốc/Viện trưởng do Liên hiệp Hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý, được bổ nhiệm có thời hạn theo nhiệm kỳ, đảm bảo sức khỏe công tác, mỗi nhiệm kỳ tối đa 5 năm và không giới hạn số nhiệm kỳ. Trong một số trường hợp cần thiết, Liên hiệp Hội Việt Nam có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc/Viện trưởng mà không cần có văn bản đề nghị của Hội đồng quản lý.

Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc/Viện trưởng (hoặc tương đương) được quy định trong Điều lệ của tổ chức khoa học và công nghệ.

-  Nhân lực của tổ chức khoa học và công nghệ phải có tối thiểu 10 người có trình độ từ đại học trở lên, bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với các lĩnh vực chủ yếu đăng ký hoạt động và có ít nhất 4 người làm việc chính thức. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thành lập dưới hình thức Viện phải có ít nhất 01 người có trình độ tiến sĩ có chuyên môn phù hợp hoặc gắn với nhiệm vụ hoạt động chính của viện, làm việc theo chế độ chính thức, tham gia giữ chức vụ viện trưởng hoặc chủ tịch hội đồng quản lý.

- Trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ là nơi làm việc để giao dịch, liên lạc; có địa chi được xác định rõ ràng gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xóm, tổ dân phố, xã, phường, thị trần, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tinh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử của tổ chức và giám đốc/viện trưởng.

Trên đây là bài viết tư vấn của Khánh An liên quan đến các quy định pháp luật Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nếu quý khách hàng còn vấn đề vướng mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

"UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO” là những giá trị Khánh An mang tới cho các Quý khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Xem chi tiết: Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2022

Thông tin chi tiết liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Address: 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894.

Web: Khanhanlaw.com+54

Email: Info@khanhanlaw.net

Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2024 Trong bài viết chia sẻ đặc biệt lần này, Khánh An sẽ cung cấp cho các Quý khách hàng các thông tin về Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2024 đầy đủ, chỉn chu
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894