Trang chủ / Tư vấn khác / Tư vấn khác

Tổ chức khoa học công nghệ là gì? Phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

Thứ 3, 04/06/24 lúc 09:14.

Khoa học công nghệ chưa bao giờ ngừng phát triển và ngày càng có xu hướng được đào sâu nghiên cứu. Và các tổ chức khoa học công nghệ (KHCN) cũng theo đó mà nhận được sự thu hút của thị hiếu. Vậy tổ chức KHCN là gì? Phân loại tổ chức KHCN như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức KHCN được pháp luật hiện hành qui định là gì? Thông qua bài viết dưới đây, Khánh An xin chia sẻ tới Quý khách hàng những thông tin chi tiết liên quan đến tổ chức KHCN.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Khoa học và Công nghệ 2013;

Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.

2. Tổ chức khoa học công nghệ là gì?

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức và phân loại tổ chức khoa học công nghệ

Hình thức của tổ chức khoa học công nghệ bao gồm:

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

 

- Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục Đại học;

- Tổ chức dịch vụ KHCN được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Tổ chức khoa học công nghệ được phân loại như sau:

(i) Theo chức năng, tổ chức KHCN gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ KHCN;

(ii) Theo hình thức sở hữu, tổ chức KHCN gồm tổ chức KHCN công lập, tổ chức KHCN ngoài công lập, tổ chức KHCN có vốn nước ngoài;

(iii) Theo thẩm quyền thành lập, tổ chức KHCN gồm:

- Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức KHCN thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Chính phủ thành lập tổ chức KHCN thuộc Chính phủ;

- Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức KHCN thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức KHCN thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức KHCN thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức KHCN thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức KHCN của địa phương theo thẩm quyền;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập tổ chức KHCN theo quy định của pháp luật và điều lệ;

- Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân thành lập tổ chức KHCN của mình.

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học công nghệ

Quyền của tổ chức khoa học công nghệ:

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KHCN trong lĩnh vực đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Tổ chức KHCN công lập được Nhà nước giao biên chế.

- Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KHCN; ký kết hợp đồng KHCN; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KHCN.

- Thành lập tổ chức KHCN, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp KHCN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và ở nước ngoài để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động KHCN và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động KHCN theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

- Công bố kết quả hoạt động KHCN theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.

- Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển KHCN của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền.

- Tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về KHCN.

- Được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành doanh nghiệp KHCN theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của tổ chức khoa học công nghệ

- Đăng ký hoạt động KHCN; thực hiện hoạt động KHCN theo đúng lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

- Thực hiện hợp đồng KHCN đã ký kết, nhiệm vụ KHCN do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.

- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ KHCN.

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản thường xuyên theo chức năng của mình; sử dụng kinh phí đầu tư cho KHCN đúng pháp luật.

- Đăng ký, lưu giữ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về KHCN.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động KHCN trong tổ chức mình; giữ bí mật Nhà nước về KHCN.

 Tham khảo: Điều kiện thành lập Tổ chức Khoa học Công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Khánh An liên quan đến Tổ chức Khoa học công nghệ là gì? Phân loại tổ chức Khoa học công nghệ. Nếu quý khách hàng còn vấn đề vướng mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ 02466.885.821 hoặc 096.987.7894

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị Khánh An mang tới cho các Quý khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

 

 

 

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
Dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C D năm 2023 Trước năm 2022, trang thiết bị y tế nhóm C,D không bắt buộc phải đăng ký lưu hành mà có thể xin giấy phép nhập khẩu hoặc công khai phân loại đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải phê duyệt cấp phép nhập khẩu. Từ 01/01/2022 nghị định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực, đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D phải đăng ký lưu hành. Tuy tại điều khoản chuyển tiếp một số trang thiết bị y tế được phép tiếp tục nhập khẩu đến 31/12/2022, nhưng do tính chất đặc thù của trang thiết bị y tế, một số cơ quan hải quan vẫn yêu cầu buộc phải có số lưu hành trang thiết bị y tế để thông quan hàng hóa. Cùng Khánh An tìm hiểu dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D trong bài viết sau:
Dịch vụ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế uy tín, giá rẻ toàn quốc Kinh doanh trang thiết bị y tế là hoạt động có điều kiện tuy nhiên không bắt buộc với tất cả các loại trang thiết bị y tế. Cụ thể, đối với hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc loại A hiện tại là không có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế loại A chỉ cần làm thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng cho trang thiết bị y tế loại A trước khi đưa sản phẩm ra thị trường là có thể thực hiện kinh doanh một cách hợp pháp. Đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D khi tiến hành kinh doanh cơ sở kinh doanh phải làm thủ tục công bố đủ điêu kiện mua bán đối với trang thiết bị y tế loại này. Trong bài viết này, Khánh An Law xin tư vấn về quy trình, điều kiện, hồ sơ,…để doanh nghiệp có thể công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế.
Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2024 Trong bài viết chia sẻ đặc biệt lần này, Khánh An sẽ cung cấp cho các Quý khách hàng các thông tin về Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2024 đầy đủ, chỉn chu
THỦ TỤC CẤP SỐ LƯU HÀNH KHẨN CẤP CHO MÁY X-QUANG DI ĐỘNG NHANH CHÓNG UY TÍN THEO QUY ĐỊNH CẬP NHẬP MỚI NHẤT BỘ Y TẾ Máy chụp X quang di động là thiết bị chụp X quang với nhiều tiện ích và ưu điểm vượt trội. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trong y học các dòng máy chụp X quang di động ngày càng được cải tiến giúp mang lại nhiều tiện ích trong việc chuẩn đoán hình ảnh.
Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa uy tín Ngày nay, có rất nhiều phòng khám tư nhân được thành lập để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe và thẩm mỹ của mọi người. Trong đó bao gồm cả các phòng khám nha khoa của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất được quan tâm. Vậy để phòng khám nha khoa đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải thực hiện những thủ tục gì? Chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Khánh An xin cung cấp Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa uy tín.

Các lưu ý khi thực hiện Công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế loại B trong trường hợp cấp bách theo thông tư 13/2021/TT_BYT mới nhất Trang thiết bị y tế loại B thuộc danh mục qua phê duyệt cấp phép nhập khẩu theo thông tư 30/2015/TT-BYT
Thủ tục nhập khẩu Test Nhanh Covid 19 Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus và xét nghiệm tìm kháng thể do cơ thể sinh ra để chống lại virut. Test nhanh covid 19 phát hiện kháng nguyên covid 19 hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi để sàng lọc diện rộng nhằm phát hiện covid 19.
Dịch vụ xin Giấy phép nhập khẩu Test Covid sử dụng với máy PCR Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus. Test phát hiện kháng nguyên virus SarS-CoV-2 là gì? Kit xét nghiệm đa chỉ tiêu SARS-CoV-2 RT-PCR là hóa chất chuẩn đoán dùng trong xét nghiệm định tính RNA từ vi-rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real-Time RT-PCR từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên như mẫu phết dịch mũi họng và mẫu phết dịch hầu họng.
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894