Trong công tác PCCC tại cơ sở hoạt động kinh doanh,
có rất nhiều điều cần lưu ý. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về PCCC, pháp
luật hiện hành đề ra một số quy định xử phạt về những hành vi không
chấp hành quy định về phòng chống cháy nổ.
- Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001;
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn PCCC và cứu nan, cứu hộ cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng
văn bản.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện văn bản yêu cầu về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra
an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm
việc với người có thẩm quyền kiểm tra khi đã nhận được thông báo về việc kiểm
tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
e) Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất,
hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không
đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm
khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy
định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ không có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định hoặc không bảo đảm các điều
kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối
với hành vi mang chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập
trung đông người.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trục xuất người nước ngoài.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi không bóc, gỡ biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã
được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên
phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn
phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy
hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ
quan có thẩm quyền;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi không niêm yết biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên
phương tiện vận chuyển.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt
quá số lượng, khối lượng, không đúng chủng loại quy định trong giấy phép;
b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà
không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm về cháy, nổ;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Không thực hiện các điều kiện về an toàn phòng
cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm
quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện
vận chuyển theo quy định;
e) Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn
phòng cháy và chữa cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ
cháy, nổ theo quy định của pháp luật;
g) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy,
nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
h) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy,
nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ
quan có thẩm quyền.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Thay đổi thiết kế hoặc thông số chủ yếu của hệ thống
điện, thiết bị điện mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc
thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị sử dụng điện không bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng
nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Không có hoặc không bảo đảm nguồn điện dự phòng
cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan theo quy định
của pháp luật.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi không lắp đặt các hệ thống, thiết bị điện phục vụ yêu cầu phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo
quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống
chống sét.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải
lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa
cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy
và chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc
hoán cải phương tiện giao thông cơ giới khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản
thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng
nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc
giấy tờ khác liên quan đến công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa
cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau:
a) Thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về
phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chế tạo phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện
phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn
bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới
vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới
vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không bảo đảm
khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định của pháp
luật;
b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp theo quy định dẫn
đến tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi xây, lắp đặt tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải
pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi làm trần, sàn, vách ngăn, mái che hoặc để vật liệu dễ cháy ở những
nơi không được phép.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang
an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;
b) Xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng
cách an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng nhà, công trình ở trong rừng hoặc ven rừng
không bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo
quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa
ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không duy trì các giải pháp ngăn cháy lan theo
quy định của pháp luật.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều
thoát nạn.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện
giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương
tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn
về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn
về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng
sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của
phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn
thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng
quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn,
đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà,
công trình theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi không quản lý phương án chữa cháy theo quy định của
pháp luật.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn,
cứu hộ không bảo đảm yêu cầu và nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Không gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực
tập phương án chữa cháy đến cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;
c) Không sao gửi phương án cứu nạn, cứu hộ cho cơ
quan quản lý có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu
hộ chưa được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức thực tập lần lượt các tình huống
trong phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí người tham gia hoặc không cung cấp
tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy
theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu
nạn, cứu hộ;
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy,
phương án cứu nạn, cứu hộ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi
quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy khi được người có thẩm quyền huy
động.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy và truyền tin báo sự cố cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi cập nhật không đúng, không đầy đủ cơ sở dữ liệu về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với
hành vi không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên thiết bị truyền tin báo sự
cố theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi không cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi không trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp
luật.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng
cháy và chữa cháy;
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo
đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện
phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá
nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
không đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;
d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng
cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;
đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện
chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục
vụ chữa cháy.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy
và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định của pháp
luật;
c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực
chữa cháy dùng vào mục đích khác;
d) Sử dụng nguồn nước chữa cháy sai mục đích hoặc
không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện
phòng cháy và chữa cháy không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt;
e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng
cho phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng
cho nhà, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về
bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vận chuyển hành khách theo quy định của
pháp luật;
b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện
chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy;
c) Không duy trì chế độ hoạt động thường trực của
phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy đã được trang bị
theo quy định của pháp luật;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng
nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa
cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo
quy định của pháp luật.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không
được phép của người có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng,
phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy,
cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng
trực điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có
yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo
quy định;
d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối
tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa
cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại
đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
13. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành
nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề về
phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy đối với trường hợp yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Chứng chỉ
hành nghề, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy;
c) Không nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi không còn kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về con người,
cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
đ) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và
chữa cháy đối với các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng với
danh mục phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép kiểm định;
e) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và
chữa cháy khi không thực hiện đúng quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền
ban hành.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi
chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
theo quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không
đúng với lĩnh vực trong Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy;
c) Cấp biên bản kiểm định mà không thực hiện việc kiểm
định hoặc không đúng sự thật.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng
cháy và chữa cháy không đúng thông số kỹ thuật theo Giấy chứng nhận kiểm định
phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Đưa phương tiện phòng cháy và chữa cháy vào lưu
thông khi chưa được kiểm định theo quy định của pháp luật.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy từ 03 tháng đến
06 tháng.
14. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa
cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây
thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây
thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy
để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này dưới 61%.
>>>Xem thêm:Dịch vụ xin biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện về PCCC
Trên
đây là một số quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về phòng
cháy, chữa cháy. Mọi vấn đề thắc mắc,
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi
để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
Sử dụng dịch vụ của Khánh An: Thành lập doanh nghiệp / Xin giấy phép lao động / Thành lập trung tâm tư
vấn du học / Giấy phép con / …
UY
TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý
khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động
lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui
lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
THÔNG
TIN LIÊN HỆ:
CÔNG
TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address:88 To Vinh Dien, Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha
Noi
Mobile:02466.885.821 / 096.987.7894
Web:Khanhanlaw.com
Email:Info@khanhanlaw.net