Câu hỏi:
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn luật của Công ty tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
-Luật doanh nghiệp 2014;
-Nghị định 99/2016/NĐ-CP về sử dụng và quản lý con dấu.
2.Giải đáp thắc mắc
2.1. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là gì ?
Căn cứ Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về địa điểm kinh doanh như sau:
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Như vậy, địa điểm kinh doanh không có tài sản riêng, kinh doanh không độc lập, không phải là pháp nhân, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh chỉ là một đơn vi phụ thuộc của doanh nghiệp. Tại nơi này, doanh nghiệp trực tếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ đượcthành lập địa điểm kinh doanh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại nơi doanh nghiệp mình đặt trụ sở chính, không được đặt địa điểm kinh doanh ở tỉnh hoặc thành phố khác. Nếu muốn tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp. Khi thành lập địa điểm kinh doanh, hàng năm doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài với mức là 1.000.000 VNĐ/năm cho địa điểm kinh doanh này.
2.2.Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng con dấu quy định về các cơ quan được sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng như sau:
11. Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
12. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã.
13. Tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo điều này, địa điểm kinh doanh không nằm trong nhóm được sử dụng con dấu, pháp luật chỉ trao quyền sử dụng con dấu cho một số tổ chức nằm trong nhóm này như: Doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp….. Như vậy, muốn được cấp con dấu, doanh nghiệp phải thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện mới được cấp con dấu và làm thủ tục thông báo mẫu dáu với cơ quan nhà nước. Địa điểm kinh doanh không được có con dấu riêng.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về những thắc mắc của bạn.
Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!