Dòngchảy của đời sống hiện đại đã khiến con người liên tục phải đối diện với muônvàn áp lực từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Điều này để lại những tổnthương tâm lý và trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài. Trước thực trạng này,các phòng khám, chữa bệnh về tâm lý ra đời để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻtâm lý cho cộng đồng và giúp họ nhanh chóng vượt qua áp lực cuộc sống.
Trênthực tế, quá trình thành lập loại hình phòng khám này còn gặp nhiều vướng mắcdo hiện nay không có quy định rõ ràng liên quan đến chức danh “Bác sĩ tâm lý”.Vì vậy, Khánh An xin được cung cấp những thông tin cần thiết về điều kiện thànhlập phòng khám, chữa bệnh về tâm lý thông qua bài viết dưới đây.
1.Cơ sở pháp lý
-Luật Phòng khám bệnh, chữa bệnh 2023
-Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữabệnh
2.Vị trí, vai trò của phòng khám, chữa bệnh tâm lý
Sựra đời của các cơ sở điều trị tâm lý là hướng tới mục đích cao đẹp trong việcchăm sóc sức khỏe tinh thần cộng đồng. Các nhà tâm lý sẽ sử dụng kiến thứcchuyên môn, kinh nghiệm và sự đồng cảm, sẻ chia của mình để trợ giúp những cánhân cải thiện, thay đổi nhận thức, hành vi; tăng khả năng thụ hưởng hạnhphúc; giảm bớt những khó chịu, khó khăn trong việc quản lý chất lượng cuộc sống.Theo đó, phác đồ điều trị sẽ được các chuyên gia tâm lý cá nhân hóa dựa trên mứcđộ và tình trạng bệnh của mỗi người. Dù vậy, liệu trình điều trị này luôn đảm bảohướng tới các mục tiêu chung sau:
–Thuyên giảm triệu chứng.
–Điều chỉnh, xây dựng lại các mối quan hệ xã hội.
–Phát triển các kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề nhằm tạo khả năng thích nghitốt nhất trong môi trường sống.
3.Những lưu ý trước khi thành lập phòng khám, chữa bệnh tâm lý
Việcthành lập cơ sở khám, chữa bệnh tâm lý mang đến cho cộng đồng rất nhiều cơ hộinâng cao sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, công việc này cũng phải đối mặt với nhiềuthách thức trên thực tế. Do vậy, quý khách hàng cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡngnhững nội dung này trước khi đưa ra quyết định thành lập cơ sở điều trị tâmlý.
- Thách thức về nhân lực: Ngành trị liệu tâm lý ở ViệtNam còn khá mới mẻ, chưa được chú trọng phát triển nhiều ở chương trình đào tạochuyên sâu tại các trường đại học y khoa, dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực cóchuyên môn cao trong lĩnh vực này. Điều này tỉ lệ nghịch với nhu cầu thamvấn và trị liệu tâm lý ngày càng gia tăng từ phía cộng đồng.
-Thách thức về tài chính: Hiện nay, Nhà nước chưa xây dựng những quy định về chươngtrình đào tạo, xây dựng mã nghề, mức lương, các chế độ cho lực lượng y tếchuyên ngành tâm lý học lâm sàng. Bởi lẽ đó, khi các nhà trị liệu tâm lý khi cónhu cầu mở cơ sở điều trị tâm lý, họ cần có nguồn kinh phí đầu tư ổn định để đảmbảo duy trì hoạt động của phòng khám.
-Thách thức về pháp lý: Ngành điều trị tâm lý có nhiều quy định pháp luậtliên quan đến giấy phép hành nghề, tiêu chuẩn điều trị và bảo mật thông tin cánhân của khách hàng. Việc không tuân thủ các quy định này có thể dẫn đến các chếtài pháp lý nghiêm trọng, bao gồm cả việc bị đình chỉ hoạt động hoặc bị phạthành chính.
4.Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động phòng khám, chữa bệnh tâm lý
STT | Các điều kiện | Nội dung |
1. | Quy mô | Phù hợp với từng hình thức tổ chức phòng khám, chữa bệnh |
2. | Cơ sở vật chất | - Về địa điểm: cố định; đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Về biển hiệu, sơ đồ và biển chỉ dẫn: cụ thể, rõ rang dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính - Về thiết bị y tế: phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký. |
3. | Nhân sự | - Người hành nghề: + Đủ số lượng theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định pháp luật + Phải được phân công công việc đúng phạm vi hành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở tâm lý lâm sàng phải là người có giấy phép hành nghề với một trong các chức danh sau đây: + Tâm lý lâm sàng + Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa tâm thần và đã hoàn thành chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 2 Điều 128 NĐ 96/2023/NĐ-CP - Người phụ trách bộ phận chuyên môn, đơn vị chuyên môn: có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa tâm thần và phải là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở - Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh: không cần phải cấp giấy phép hành nghề theo quy định. - Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là tâm lý lâm sàng theo Phụ lục XVI được ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT |
Thamkhảo thêm tại: Thủ tục xin giấy phép hành nghề khám chữa bệnh tâm lý lâmsàng
5.Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động phòng khám, chữa bệnh tâm lý
-Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động phòng khám, chữa bệnh tâm lý
-Bản sao hợp lệ quyết định thành lập/văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcủa cơ quan nhà nước (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước)/giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân)/giấy chứngnhận đầu tư (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài)
-Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của ngườichịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và người phụ trách bộ phận chuyên môn
-Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứngđiều kiện cấp giấy phép hoạt động tương ứng với từng hình thức tổ chức và cácgiấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó
-Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăngký hành nghề tại cơ sở
-Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sởdanh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Thamkhảo thêm tại: Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động tâm lý lâm sàng
6.Dịch vụ tư vấn thành lập phòng khám, chữa bệnh tâm lý tại Khánh An
Đốivới dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám, chữa bệnh về tâm lý, KhánhAn đề xuất thực hiện những công việc như sau:
-Tư vấn các quy định của pháp luật có liên quan đến việc xin Giấy phép hoạt độngphòng khám, chữa bệnh về tâm lý
-Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ nhằm phục vụ cho việcxin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám, chữa bệnh về tâm lý
-Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-Nhận kết quả là Giấy phép hoạt động phòng khám, chữa bệnh và bàn giao tới kháchhàng
Hyvọng bài viết này đã cung cấp cái nhìn tổng quan về điều kiện thành lập và cấpgiấy phép hoạt động phòng khám, chữa bệnh tâm lý tới quý khách hàng. Nếu bạn cóbất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với Khánh An để được tư vấn vàhỗ trợ.
THÔNGTIN LIÊN HỆ:
CÔNGTY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: 88To Vinh Dien, Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha Noi
Mobile: 02466.885.821/ 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rấthân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.