Câu hỏi:
Theo tôi được biết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh khi đăng ký cần mã hóa theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Vậy cho tôi hỏi cách mã hóa như thế nào và dựa vào đâu để mã hóa khi thành lập công ty. Tôi cảm ơn.
Người gửi: Hải Âu ( Hải Dương).
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Công ty TNHH tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
– Luật doanh nghiệp năm 2014;
– Nghị định 78/2015/ NĐ-CP về đăng ký kinh doanh;
– Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành Hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam;
– Quyết định số: 10/2007/QĐ-ttg Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam;
– Nghị định số: 78/2015/NĐ-CP Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
2.Giải đáp thắc mắc
Để mã hóa ngành nghề kinh doanh, bạn tìm hiểu Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam
Căn cứ theo điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh thì ghi ngành, nghề kinh doanh được quy định như sau:
"Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.”
Theo đó, khi thành lập doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề cấp 4 trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành trong Quyết định số 337/2007/QĐ – BKH của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư. Mã ngành cấp 4 là mã ngành nghề 4 chữ số.
VD: Trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam (Quyết định 337/2007/QĐ – BKH hệ thống ngành nghề Việt Nam) ghi:
01: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan: là mã ngành cấp 2 có hai chữ số.
011: Trồng cấy hàng năm: Là mã ngành cấp 3 có 3 chữ số.
0111: Trồng lúa: là mã ngành cấp 4 có 4 chữ số.
01181: Trồng rau các loại: là mã ngành cấp 5 có 5 chữ số.
Ở những trường hợp ngành nghề đặc biệt không có trong hệ thống các ngành nghề kinh tế Việt Nam sẽ được xử lý như sau:
– Đối với ngành nghề có điều kiện: Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh đầu tư có điều kiện được quy định ở văn bản pháp luật khác thì mã ngành nghề được ghi theo văn bản đó.
– Đối với ngành nghề không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam:
+ Đối với mã ngành không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mà ngành nghề đó được ghi ở một văn bản pháp luật khác thì việc ghi mã ngành được ghi theo văn bản pháp luật đó.
+ Đối với mã ngành không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mà ngành nghề đó cũng chưa được ghi trong văn bản pháp luật nào khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
– Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
VD: Bạn muốn kinh doanh "dạy bóng đá”, nhưng trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam không ghi, thì bạn chọn ngành nghề tương tự, rồi ghi chi tiết ngành mình muốn kinh doanh.
Cách ghi như sau: 8551 – 85510: Giáo dục thể thao và giải trí: Chi tiết: Dạy đá bóng.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về những thắc mắc của bạn.
Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!