Trong tình hình y tế phát triển mạnh mẽ ngày nay, việc mở các phòng khám chuyên khoa ngoại không chỉ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện mà còn mang lại sự tiện lợi vượt trội cho cộng đồng. Tuy nhiên, do liên quan trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe con người, ngành y tế luôn đặc biệt nhạy cảm và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định pháp luật. Vì vậy, khi một phòng khám chuyên khoa ngoại đi vào hoạt động, việc đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật là điều cực kỳ quan trọng. Điều này thường gây ra những rào cản và khó khăn cho những cá nhân mong muốn mở phòng khám. Vậy làm thế nào để được cấp Giấy phép mở phòng khám chuyên khoa ngoại? Thủ tục là gì? Quý khách hàng hãy đọc tiếp bài viết dưới đây của Khánh An để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn!
1.
Căn cứ pháp lý
-
Luật
Khám chữa bệnh 2009;
-
Nghị định
109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp
giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
-
Nghị định
155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế;
-
Thông
tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày
14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp phép
hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2.
Điều kiện cần phải đáp ứng khi xin cấp Giấy phép mở phòng khám ngoại
Điều kiện về cơ sở vật chất
Để được mở phòng khám chuyên
khoa ngoại cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp phục vụ hoạt
động khám chữa bệnh:
-
Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt
gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng
các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
-
Phòng khám chuyên khoa ngoại phải có phòng khám
bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh. Phòng
khám chuyên khoa ngoại phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất
là 12 m2;
-
Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn
đăng ký, phòng khám chuyên khoa ngoại phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
·
Trường hợp thực hiện thủ thuật thì phòng thủ
thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
·
Trường hợp phòng khám chuyên khoa ngoại sử dụng
thiết bị bức xạ phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
-
Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử
lý dụng cụ y tế sử dụng lại;
-
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý
chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô
trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật;
- Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.
Điều kiện về thiết bị y tế
Phòng khám chuyên khoa ngoại cần
đáp ứng một số điều kiện như sau:
-
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm
vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
-
Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu
chuyên khoa;
Điều kiện về nhân sự
-
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của
phòng khám chuyên khoa ngoại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
·
Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa
của phòng khám ngoại;
·
Có thời gian hành nghề khám, chữa bệnh ít nhất
trong vòng 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực
tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất trong vòng 54 tháng;
· Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám chuyên khoa đang thực hiện giấy tờ xin giấy phép hoạt động phòng khám. Có nghĩa người này sẽ làm việc tại Phòng khám ngoại theo thời gian hoạt động của phòng khám đã đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.
Lưu ý: Việc phân công, bổ nhiệm
người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải
được thể hiện bằng văn bản có hiệu lực pháp lý.
3.
Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép mở phòng khám khoa ngoại
Để có thể xin cấp giấy phép hoạt
động phòng khám chuyên khoa ngoại thành công, cơ sở phòng khám cần nộp hồ sơ đến
cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám
ngoại;
-
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối
với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
-
Bản sao Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực pháp lý
của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
-
Giấy xác nhận quá trình công tác tham gia khám,
chữa bệnh;
-
Danh sách đăng ký những người hành nghề tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh;
-
Hợp đồng lao động chi tiết và quyết định bổ nhiệm
của những người hoạt động trong phòng khám đó (áp dụng đối với phòng khám trực
thuộc công ty);
-
Bản kê khai về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ
chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
-
Phạm vi dự kiến hoạt động chuyên môn của cơ sở
khám chữa bệnh đó;
-
Hợp đồng thu gom rác thải y tế nguy hại;
-
Hệ thống xử lý nước thải đối với những phòng
khám chuyên khoa có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám, chữa bệnh cho
khách hàng.
4.
Thủ tục xin cấp Giấy phép mở phòng khám khoa ngoại
Thủ tục để xin giấy phép mở
phòng khám ngoại cần trải qua các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn
bị bộ hồ sơ để mở phòng khám ngoại
Doanh nghiệp muốn mở phòng
khám chuyên khoa ngoại cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ đã được
liệt kê ở phần 3.
Bước 2: Nộp hồ
sơ cho cơ quan chức năng thẩm quyền pháp lý
Bước 3: Kiểm
tra tính hợp lệ của giấy tờ xin cấp phép hoạt động phòng khám ngoại
Khi bạn nộp hồ sơ lên cho cơ
quan chức năng có thẩm quyền. Khi giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ giao giấy
biên nhận cho bạn.
Trong trường hợp hồ sơ thiếu
hoặc chưa hợp lệ cán bộ thu nhận có trách nhiệm hướng dẫn người đến nộp giấy tờ
sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.
Bước 4: Nhận
kết quả xin cấp giấy phép theo lịch hẹn
Kể từ ngày thu nhận giấy tờ, trong thời hạn quy định cơ quan thu nhận hồ sơ quyết định việc cấp phép hoạt động phòng khám chuyên khoa ngoại.
Tham khảo: Dịch vụ xin cấp giất phép mở phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
Trên
đây là toàn bộ tư vấn của Khánh An liên quan đến Thủ tục mở phòng khám chuyên
khoa ngoại. Nếu quý khách còn vấn đề vướng mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu
sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
UY TÍN
– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị Khánh An mang tới cho
các Quý khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những trải
nghiệm dịch vụ tốt nhất.