Do ảnh hưởng của tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, môi trường, đặc biệt là việc tiếp xúc quá nhều với thiết bị điện tử như máy tính, smartphone,… các bệnh về mắt ngày càng tăng lên. Nhu cầu khám, chữa bệnh về mắt của người dân tăng cao. Song cũng như mở các phòng khám chuyên khoa khác, việc mở và hoạt động phòng khám chuyên khoa mắt phải đáp ững các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Sau đây, Khánh An xin giới thiệu tới quý khách hàng về những điều kiện cũng như thủ tục mở phòng khám mắt theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Căn cứ pháp luật
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế;
- Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ;
- Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 41/2011/tt-byt;
2. Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa mắt
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì phòng khám chuyên khoa mắt phải đáp ứng các điều kiện sau để được cấp phép hoạt động:
2.1 Điều kiện về cơ sở vật chất
- Phòng khám chuyên khoa mắt phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2 và nơi tiếp đón bệnh nhân
- Các phòng khám mắt phải tuân thủ các điều kiện tại Điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Ngoài ta, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa mắt phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh
2.2 Điều kiện về thiết bị y tế
- Có đủ thiết bị, dụng cụ phù hợp với pham vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa
2.3 Điều kiện về nhân sự
Người chịu trách nhiệm chuyên kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa mắt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 54 tháng về chuyên môn khoa mắt
Ngoài ra các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa mắt nếu có thực hiện việc khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
3. Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa mắt
Bước 1: Soạn đầy đủ hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Y tế
Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và sửa đổi bổ sung hồ sơ theo yêu cầu
Bước 4: Sở Y tế tiến hành thẩm định cơ sở vật chất thức tế của phòng khám
Bước 5: Nhận kết quả là giấp phép hoạt động phòng khám chuyên khoa mắt
THAM KHẢO BÀI VIẾT: DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO PHÒNG KHÁM, BỆNH VIỆN
Trên đây là một số thông tin liên quan tới điều kiện xin cấp phép hoạt động phòng khám chuyên khoa mắt 2023. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp quỹ khách hàng có cái nhìn rõ hơn về thủ tục này.
Ngoài ra, mọi vướng mắc liên quan tới các bước xử lý nêu trên hoặc là các thủ tục liên quan đến điều kiện hoạt động phòng khám chuyên khoa mắt, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới Công ty Khánh An theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.
CÔNG TY TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: 227 Phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Hotline: 02466.558.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net