Trong bối cảnh nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng cao vcùng với sự phát triển của ngành y học hiện
đại, việc điều hành và vận hành các phòng khám chuyên khoa mắt đóng vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế cũng như sự an toàn cho
người bệnh. Qua bài viết dưới đây, Khánh An xin gửi tới Quý khách hàng những tư
vấn chi tiết về các điều kiện mà một phòng khám chuyên khoa mắt cần phải đáp ứng
để được cấp phép hoạt động, từ đó đảm bảo mang đến sự tin tưởng và an tâm cho bệnh
nhân, đồng thời giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong cộng đồng.
1.
Căn cứ pháp lý
- Luật Khám bệnh, chữa
bệnh năm 2023;
- Nghị định số
96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
2.
Điều kiện cần phải đáp ứng khi xin cấp Giấy phép hoạt động
phòng khám chuyên khoa mắt
Điều
kiện về cơ sở vật chất
Để
phòng khám chuyên khoa mắt có thể hoạt động cần phải đảm bảo các điều kiện về
cơ sở vật chất phù hợp phục vụ hoạt động khám chữa bệnh như sau:
- Phòng khám chuyên khoa mắt phải có phòng khám bệnh, chữa
bệnh với diện tích tối thiểu 10m2 và có khu vực tiếp đón bệnh nhân với diện
tích tối thiểu 10m2, rộng rãi, thoáng mát, kê đủ bàn ghế đón tiếp bệnh nhân;
- Nếu thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức
năng phải có diện tích tối thiểu là 10m2;
- Nếu phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ phải
đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn bức xạ:
+ Phải
bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại;
+ Bảo
đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy
theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ tục;
+ Có đủ
điện, nước và điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.
Điều kiện về thiết bị y
tế
Phòng khám chuyên khoa
mắt cần đáp ứng một số điều kiện như sau:
- Có đủ
thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Điều kiện về nhân sự
Cơ sở phải có nhân sự
chịu trách nhiện chuyên môn kỹ thuật đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có
chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở
(bác sĩ chuyên khoa mắt);
- Làm
việc toàn thời gian theo giờ hoạt động của phòng khám;
- Có
thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi cấp chứng
chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất
là 54 tháng.
Lưu ý: Các đối
tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa mắt nếu có thực hiện việc khám
bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù
hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người
đó.
3.
Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám
chuyên khoa mắt
- Đơn
đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản
sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản
sao Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
- Hợp
đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám;
- Hợp
đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám;
- Danh
sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản
kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
- Phạm
vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;
- Danh
mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh
mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Hợp
đồng thu gom rác thải.
4.
Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa
mắt
Bước 1: Cơ sở
khám, chữa bệnh xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với phòng khám mắt.
Bước 2: Cơ sở
khám, chữa bệnh xin giấy phép hoạt động phòng khám mắt tại các Trung tâm giao dịch
hành chính của Sở Y tế.
+ Trong thời gian 90 ngày,
kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định hồ
sơ. Nếu không có yêu cầu bổ sung thì phải trình thủ trưởng để cấp Giấy phép hoạt
động.
+ Trường hợp hồ sơ chưa
hợp lệ hoặc chưa đạt thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản thông báo cho người đề nghị cấp Giấy
phép hoạt động bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì để hoàn chỉnh
hồ sơ.
Bước 3: Phòng
khám mắt tiến hành hoạt động.
Tham
khảo: Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa ngoại
Trên
đây là toàn bộ tư vấn của Khánh An liên quan đến Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động
phòng khám chuyên khoa mắt. Nếu quý khách còn vấn đề vướng mắc cần được giải
đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ 02466.885.821 hoặc
096987.7894
UY TÍN
– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị Khánh An mang
tới cho các quý khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những
trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.