Tùy vào nhu cầu của từng Doanh nghiệp mà yêu cầu thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là khác nhau. Một trong các nội dung được Doanh nghiệp thực hiện thay đổi chủ yếu là thay đổi địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh của Doanh nghiệp địa điểm làm việc, liên hệ của doanh nghiệp trong lãnh thổ Việt Nam; địa điểm Doanh nghiệp được xác định bằng số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Vậy thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh cần những gì? Hãy cùng Khánh An tìm hiểu:
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05
tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04
tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp khi tiến hành thay
đổi địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
·
Thông báo thay đổi địa điểm kinh
doanh nêu rõ: tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế; địa chỉ dự định chuyển đến;
họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật do người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp ký;
·
Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần hoặc Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty
TNHH hai thành viên trở lên (hồ sơ nội bộ);
·
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành
viên trở lên, chủ sở hữu đối với công ty một thành viên (hồ sơ nội bộ);
·
Giấy ủy quyền (nếu có);
- Doanh nghiệp thực hiện thay đổi
địa điểm kinh doanh thực hiện thông qua 2 cách sau:
·
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng
ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.
Trường hợp chuyển địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi chuyển địa điểm đến.
·
Nộp trực tuyến (online) thông qua
cổng thông tin trực tuyến. Theo quy định hiện tại việc nộp hồ sơ thành lập
Doanh nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ áp dụng hình thức nộp
online (trực tuyến) thông qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp nhằm tiết
kiệm thời gian giải quyết thuu tục hành chính.
4.1. Không đăng ký thay đổi nội dung
đăng ký địa điểm kinh doanh có bị phạt không?
Một số mức phạt cơ bản khi không
đăng ký thay đổi hoặc đăng ký thay đổi nhưng quá thời hạn như sau:
·
Phạt tiền từ 1 triệu – 5 triệu nếu
quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày;
·
Phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu nếu
quá thời hạn quy định từ 31 – 90 ngày;
·
Phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu nếu
quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
4.2. Có phải làm thủ tục chốt thuế
chuyển quận khi chuyển địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh không?
Theo quy định của Nghị định 01/2021
quy định: "Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện
dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục
về thuế với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của
pháp luật về thuế.”
Như vậy, chỉ chi nhánh và văn phòng
đại điện khi thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh và văn phòng đại diện phải thực
hiện các thủ tục về thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm, còn chuyển địa chỉ
đặt địa điểm kinh doanh thì không cần.
ü
Tư vấn các điều kiện và các vấn đề
pháp lý phát sinh liên quan đến thay đổi địa chỉ kinh doanh;
ü
Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt
khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thay đổi địa chỉ kinh
doanh;
ü
Tư vấn các thủ tục sau thay đổi địa
chỉ kinh doanh.
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin về thủ
tục thay đổi địa điểm kinh doanh mới nhất. Để biết thêm thông tin chi
tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với
Khánh An theo một trong các phương thức sau:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rât hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!