Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ( Khoản 25 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014).
Với sự biến đổi không ngừng của thị trường và tính chất rủi ro của các hoạt động kinh doanh. Do vậy, không ít trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức lại doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và phù hợp hơn. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, có bao nhiêu hình thức tổ chức lại doanh nghiệp?
1/ Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
2/ Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ theo quy định tại Khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, : "Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp” .
Như vậy, theo quy định hiện hành, các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chia như sau:
a, Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
Tiêu chí |
Chia DN |
Tách DN |
Hợp nhất DN |
Sát nhập DN |
1. CSPL |
- Điều 192 LND 2014; |
Điều 193 LDN 2014 |
Điều 194 LDN 2014 |
Điều 195 LDN 2014 |
2. Loại hình DN áp dụng |
- Công ty TNHH - Công ty cổ phần |
- Công ty TNHH - Công ty cổ phần |
Các loại hình công ty |
Các loại hình công ty |
3. Khái niệm |
Là
việc chia các cổ đông, thành viên, tài sản của Công ty hiện tại để thành lập
hai hoặc nhiều công ty mới trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.
Công ty hiện tại chấm dứt hoạt động. Công ty mới thành lập sẽ liên đới hoặc
thỏa thuận chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty bị chia. |
Là việc chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của Công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới (công ty được tách) mà không chấm dứt sự tồn tại của Công ty bị tách. |
Là việc hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới ( công ty hợp nhất) đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. |
Là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác ( công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp cho công ty nhận sáp nhập.
|
4. Mô hình ví dụ |
A (bị chia- chấm dứt tồn tại) ¦ B – C – D (mới + nghĩa vụ liên đới/ thỏa thuận ) |
A (bị tách- vẫn tồn tại ) ¦ B – C – D (mới + cùng liên đới chịu trách nhiệm với A) |
B C ===> A (hợp D nhất, mới) B, C, D – (bị hợp nhất, chấm dứt tồn tại )
|
B C ===> A ( nhận D Sát nhập đã tồn tại) B, C, D – (bị sáp nhập, chấm dứt tồn tại). |
b, Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, sự phát triển cũng như định hướng mới của doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có các hình thức chuyển đổi sau đây:
- Chuyển đổi từ Công ty TNHH thành Công ty cổ phần;
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH;
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.
Với tính chất là công ty vừa đối vốn, vừa đối nhân, Công ty hợp danh hiện nay vẫn chưa phải là loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là tư vấn của Công ty TNHH Tư vấn Khánh An về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Hãy liên hệ ngay với Khánh An để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp với chất lượng, hiệu quả và giá cả ưu đãi!
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email:Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.