Trang chủ / Doanh nghiệp / Doanh nghiệp mới / Thành lập CT TNHH hai TV trở lên

Chế tài thương mại là gì? Có những loại chế tài thương mại nào?

Thứ 5, 22/07/21 lúc 14:26.

Một trong những điều khoản mà các bên giao kết hợp đồng thương mại quan tâm nhất là chế tài thương mại. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các loại chế tài thương mại được phép áp dụng theo quy định của pháp luật. Khánh An sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chế tài thương mại là gì?

Chế tài thương mại là chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại, xác định những hậu quả pháp lí bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Đặc điểm của chế tài thương mại

Thứ nhất, chế tài thương mại luôn mang tính cưỡng chế nhà nước đối với người vi phạm pháp luật thương mại.

Thứ hai, chế tài này được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật thương mại.

Thứ ba, chế tài thương mại là hình thức trách nhiệm của một bên trong quan hệ hợp đồng trong thương mại đối với bên kia của hợp đồng, trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Thứ tư, chế tài thương mại chủ yếu thực hiện chức năng tác động về tài sản đối với bên vi phạm, có nghĩa bên vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản khi có hành vi vi phạm hợp đồng.

Từ vựng chủ đề Tiền tệ (Money) trong IELTS - Bài tập chi tiết - IELTS Vietop

Chế tài thương mại chủ yếu thực hiện chức năng tác động về tài sản đối với bên vi phạm

3. Có những loại chế tài thương mại nào?

Các loại chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 Luật thương mại 2005, bao gồm:

– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

– Phạt vi phạm.

– Buộc bồi thường thiệt hại.

– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

– Huỷ bỏ hợp đồng.

– Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

3.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, thì trước hết bên có quyền thường áp dụng các biện pháp buộc bên vi phạm tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng vì việc thực hiện đúng hợp đồng là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Chỉ khi không khắc phục được vi phạm, bên có quyền mới áp dụng các biện pháp chế tài khác.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Khắc phụ vi phạm để hợp đồng được thực hiện đúng theo thoả thuận

- Nếu bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.

- Nếu bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng, cung ứng dịch vụ khác thay thế. Hàng khác trong trường hợp này phải là mặt hàng đúng chủng loại với hàng đã giao và đảm bảo đúng chất lượng theo thoả thuận.

Bước 2 được tiến hành trong trường hợp bước 1 không thể thực hiện được: Thay thế hàng hoá, dịch vụ đã thoả thuận bằng hàng hoá, dịch vụ khác chủng loại, hoặc trả bằng tiền. Tuy nhiên, điều này cần thiết phải có sự đồng ý của bên bị vi phạm.

3.2. Phạm vi phạm

Theo Điều 226 Luật thương mại 2005: "Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Phạt vi phạm là chế tài nhằm trừng phạt bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được các bên dự kiến trước. Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận trước khoản tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ mà không có lý do chính đáng. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, nhưng không vượt quá 08% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

3.3. Buộc bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc người có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.

Theo Điều 303 Luật thương mại 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

-  Có thiệt hại thực tế;

-  Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

3.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Điều 308 Luật thương mại 2005, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng/đình chỉ thực hiện hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Khi tiến hành áp dụng chế tài thì bên yêu cầu phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Căn cứ pháp lý của chế tài này nằm tại Điều 310 Luật Thương mại 2005, theo đó đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên còn lại. Điều kiện áp dụng của chế tài này giống với điều kiện áp dụng của chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

Thêm vào đó, khi tiến hành áp dụng chế tài thì bên yêu cầu phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về đình chỉ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.6. Huỷ bỏ hợp đồng

Theo Điều 312 Luật Thương mại 2005, huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng: Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Điều kiện áp dụng của chế tài này giống với điều kiện áp dụng của chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ hợp đồng. Khi tiến hành áp dụng chế tài thì bên yêu cầu phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận

Bản chất của quan hệ thương mại là quan hệ dân sự, do vậy "tự do thoả thuận” chính là nguyên tắc vàng. Tuy nhiên việc thoả thuận phải không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Khánh An vừa cùng bạn đọc tìm hiểu chế tài thương mại và các loại chế tài thương mại. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Hiểu biết pháp luật ngày nay không chỉ cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn quan trọng với tất cả mọi người. Bạn đọc đừng quên theo dõi Khánh An mỗi ngày để nâng cao kiến thức pháp lý và chủ động bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu có bất cứ vướng mắc nào, đừng ngại liên hệ với Khánh An để được tư vấn trực tiếp.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Văn phòng: Số 227 Hoàng Thừa Vũ, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894

Email: info@khanhanlaw.net

Website:https://khanhanlaw.com/

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894