Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một loại hình công
ty được đánh giá là có nhiều tính ưu việt và được ưa chuộng bởi bản chất pháp lý
của nó. Vậy cơ cấu tổ chức của loại hình công ty này theo pháp luật hiện hành
như thế nào? Trong bài viết này, Khánh An Law sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề trên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là
doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020).
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát hoặc Kiểm soát viên. (Điều 54 Luật
Doanh nghiệp 2020).
Hội đồng thành viên công ty TNHH là hội đồng của tất cả
các thành viên công ty. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất
trong công ty, thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm theo pháp luật và Điều lệ công
ty.
Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty
Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau quy định
tại khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020. Có thể kể đến các nội dung quan trọng
như:
·
Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng
năm của công ty;
·
Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm
và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;
·
Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp
phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
·
Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác
do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được
ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một
tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
·
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định
tại Điều lệ công ty…
Chủ tịch Hội đồng thành viên được các thành viên bầu.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể là người đại diện cho công ty trước pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ theo
khoản 2 Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
·
Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành
viên;
·
Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành
viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
·
Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành
viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
·
Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết
định của Hội đồng thành viên;
·
Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội
đồng thành viên;
· Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
·
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ
công ty.
Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc hoặc Tổng Giám
đốc có thể là người đại diện cho công ty trước pháp luật theo quy định tại Điều
lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc không nhất thiết phải là thành viên công
ty.
Giám đốc hoặc Tổng Giám
đốc có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020. Về
cơ bản:
Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
·
Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội
đồng thành viên;
· Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
·
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương
án đầu tư của công ty;
·
Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ
trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
·
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý
trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
·
Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
·
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty…
Ban kiểm soát là cơ
quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Ban
kiểm soát gồm có từ 01 đến 05 thành viên, gồm một Trưởng ban và các Kiểm soát
viên.
Lưu ý rằng: Pháp
luật hiện hành chỉ bắt buộc công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp
nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 và công ty con của doanh nghiệp
nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 phải thành lập
Ban kiểm soát. Trường hợp khác tùy theo nhu cầu mà có thể thành lập Ban kiểm
soát để đáp ứng yêu cầu quản trị công ty.
Ban kiểm soát có các quyền
và nghĩa vụ cụ thể như sau:
·
Giám sát các hoạt động kinh doanh, hệ thống tài
chính và việc thực hiện quy chế trong công ty;
·
Tham gia cuộc họp của Hội đồng thành viên, các
cuộc tham vấn về kế hoạch phát triển cũng như các quyết định quản lý điều hành
công ty;
·
Yêu cầu những người quản lý trong công ty cung cấp
thông tin khi phát hiện sai phạm;
·
Báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu, các
thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan khi phát hiện người
quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, quy chế của công ty;
·
Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập
đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và giúp đỡ trực tiếp ban kiểm soát
thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
·
Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc
điều lệ của công ty.
Khánh An Law vừa chia sẻ với bạn
đọc cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH hai thành viên trở lên năm 2021. Nếu có bất
cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu thành lập công ty, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821
hoặc 096.987.7894
Email:
info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/