Trang chủ / Doanh nghiệp / Doanh nghiệp mới / Thành lập Công ty cổ phần

Viên chức có được thành lập, góp vốn vào CTCP ?

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:27.

Câu hỏi:

Bố em hiện là phó viện trưởng viện bảo tồn di tích thì có được thành lập hoặc góp vốn vào Công ty cổ phần hoạt động kinh doanh về xây dựng công trình và bảo tồn di tích không?

Người gửi: Lâm An ( Thái Nguyên )

Nội dung tư vấn

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1.Căn cứ pháp lý

 Luật Doanh nghiệp năm 2014 ;

– Luật viên chức năm 2010;

– Luật phòng chống tham nhũng năm 2005;

– Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định về những người làm công chức.

2.Giải đáp thắc mắc

Theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

” 1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. “

Từ quy định của pháp luật như trên, vấn đề đưa ra cần xác định xem bố bạn có thuộc một trong các trường hợp cấm thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp hay không.

a. Xác định Viện bảo tồn di tích thuộc cơ quan hành chính nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập ?

Theo Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định: Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

” 1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

4. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập “.

Ngoài ra Cơ quan hành chính Nhà nước chỉ bao gồm: Chính phủ, UBND, Bộ và cơ quan ngang bộ

Cho nên Viện bảo tồn di tích nơi bố bạn đang công tác là đơn vị sự nghiệp công lập.

b. Xác định Phó viện trưởng Viện bảo tồn di tích là Cán bộ, Công chức hay Viên chức.

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về Viên chức

” Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. “

Ngoại trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định về những người làm công chức.

” 4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. “

Vậy chỉ có người đứng đầu Viện bảo tồn di tích tức Viện trưởng Viện bảo tồn di tích mới được xác định là công chức. Bố bạn là Phó Viện trưởng Viện bảo tồn di tích được xác định là viên chức.

Quay lại quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014:

” 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. “

Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng chống tham  nhũng năm 2005:

” Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. “

Vậy bố bạn là viên chức đồng thời là cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (viện bảo tồn di tích), nên không có quyền thành lập, quản lý và góp vốn vào Công ty Cổ phần có ngành nghề đăng ký kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề của Viện Bảo tồn di tích. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894