Trong xu thế bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, với sự tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới, việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng phát triển. Nhờ vậy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là FDI: Foreign Direct Investment) đã nhanh chóng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đem lại nhiều nguồn lợi lớn trong nhiều khía cạnh. Việc nắm vững quy trình và các thủ tục pháp lý cần thiết là vô cùng quan trọng để tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây Khánh An sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, giúp Quý khách hiểu rõ các quy trình và thủ tục này.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Biểu cam kết WTO;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
II.NỘI DUNG PHÁP LÝ
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, “Nhà đầu tư nước ngoài” là cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và tham gia quản lý hoạt động tại Việt Nam.
1. Hình thức và loại hình đầu tư
1.1. Hình thức đầu tư
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện hoạt động đầu tư thông qua các hình thức sau:
1.2. Loại hình tổ chức kinh tế
Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế như:
Việc lựa chọn loại hình phụ thuộc vào chiến lược đầu tư, yêu cầu về trách nhiệm hữu hạn và cơ cấu tổ chức quản lý.
2.Cách thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Tùy theo điều kiện góp vốn cụ thể, nhà đầu tư có thể chọn 1 trong 2 cách sau để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
Cách 1: Đăng kí giấy chứng nhận đầu tư
Đối tượng áp dụng trong trường hợp này bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (100% vốn đầu tư nước ngoài)
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm:
+Nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ, hoặc;
+Có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đầu tư;
- Bước 2: Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Kết quả nhận được:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cách 2: Thành lập công ty có vốn nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty Việt Nam
Đối tượng áp dụng: Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam cùng góp vốn thành lập công ty
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam.
- Bước 2: Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết
Thẩm quyền giải quyết thủ tục đầu tư thuộc về Sở Tài Chính nơi dự kiến đặt trụ sở chính, căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020.
a) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC: Investment Registration Certificate)
Theo Điều 38 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC). Hồ sơ bao gồm:
Thời hạn giải quyết: tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
b) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC: Enterprise Registration Certificate)
Sau khi được cấp IRC, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020. Hồ sơ bao gồm:
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc theo quy định của pháp luật
Tham khảo thêm: Giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khác nhau như thế nào
4. Ngành nghề đầu tư và điều kiện tiếp cận thị trường
a) Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư không được phép thực hiện các ngành nghề cấm đầu tư như:
- Kinh doanh các chất ma túy;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
b) Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, có 227 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, như: dịch vụ pháp lý, giáo dục, y tế, vận tải, bất động sản, logistics… Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện riêng biệt tùy theo cam kết quốc tế và pháp luật trong nước.
c) Ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Theo Điều 17 và Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định về:
Tham khảo thêm: Thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Tham khảo thêm: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn, hiệu quả.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Mobile: 02466885821 / 0969877894
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Web: khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.