Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ sáng chế

Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh

Thứ 5, 02/07/20 lúc 14:37.

Sáng chế và bí mật kinh doanh là những đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên để có thể lựa chọn chính xác cơ chế bảo hộ đối với từng nhóm đối tượng, cần chỉ ra được điểm khác biệt giữa chúng. Dưới đây, Công ty TNHH Tư vấn Khánh An xin đưa ra quan điểm nhằm phân biệt sáng chế và bí mật kinh doanh như sau:

1. Căn cứ pháp lý

-         Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ chế bảo hộ sáng chế và cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh có thể được phân biệt thông qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Sáng chế

Bí mật kinh doanh

1. Khái niệm

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

2. Căn cứ xác lập quyền

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

3. Điều kiện bảo hộ

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Nếu sáng chế không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng điều kiện: Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Điều kiện bảo hộ của bí mật kinh doanh bao gồm: Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

4. Phạm vi bảo hộ

Chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng sáng chế, ngay cả khi sáng chế đó được tạo ra một cách độc lập.

 

Đối với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp này không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh đó, nếu bí mật này được tạo ra một cách độc lập với chủ sở hữu.

5. Thời gian bảo hộ

Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký.

 

Trong khi đó, thời hạn bảo hộ của bí mật kinh doanh là không xác định. Bí mật kinh doanh được bảo hộ đến thời điểm còn giữ được các tiêu chí bảo hộ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Tư vấn Khánh An sự phân biệt giữa sáng chế và bí mật kinh doanh. Liên hệ với Khánh An để được tư vấn chi tiết về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với chất lượng và giá cả ưu đãi.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821hoặc 096.987.7894.

Email: info@khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.
Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894