Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ sáng chế

Đối tượng nào thì được đăng ký sáng chế, đối tượng nào thì không?

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:34.

Câu hỏi

Hiện nay thì có rất nhiều sáng chế được ra đời nhưng em không biết liệu sáng chế nào thì được cấp bằng bảo hộ và sáng chế nào thì không? Mong anh chị hãy tư vấn cho em. Em cảm ơn.

Người gửi: Việt Chinh (Nam Định)

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn luật của Công ty tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

2.Giải đáp thắc mắc

2.1 Những đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:

– Theo quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký sáng chế được quy định như sau:
a)    Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình; 
b)    Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật. 
c)    Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
d)    Người có quyền đăng ký theo quy định có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

– Đồng thời sáng chế cũng phải có một số điều kiện chung Theo Điều 58 của Luật sở hữu trí tuệ thì sáng chế cần những điều kiện sau:

a) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có trình độ sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp

b) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2.2 Những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:

– Phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, Điều 8 Luật sở hữu trí tuệ quy định: Nhà nước Việt Nam "không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”.

– Bên cạnh quy định chung, tại Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã liệt kê các các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:

– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh;

– Chương trình máy tính;

– Cách thức thể hiện thông tin;

– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

– Giống thực vật, giống động vật;

– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về những thắc mắc của bạn.

Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!



Bài viết trước đó
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894