Trang chủ / Đất đai / Tư vấn

Ông bà có được giành quyền nuôi cháu không?

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:29.

Câu hỏi:

Tôi và chồng kết hôn, sống chung với nhau được 2 năm, có với nhau 1 bé trai 2 tuổi. Nay ly hôn thì ông bà nôi giữ cháu, không cho tôi. Vậy trong trường hợp này tôi phải làm gì? Ông bà có quyền giữ bé không ? Mong nhận được lời tư vấn sớm nhất của luật sư. Xin cảm ơn.

Người gửi : Bình An ( Hải Dương)

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Công ty TNHH tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

2.Giải đáp thắc mắc

Căn cứ Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: 

1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định về người trực tiếp nuôi con như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ theo quy định trên, chỉ có cha, mẹ mới là người trực tiếp nuôi con, nếu như không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thì anh, chị, em ruột có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng nhau. Trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không đủ điều kiện mà không có anh, chị, em có đủ điều kiện thì ông bà nội, ông bà ngoại có trách nhiệm có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Như vậy, quyền trực tiếp nuôi dưỡng của ông bà chỉ đặt ra khi trẻ em chưa thành niên không có cha, mẹ, anh, chị, em ruột có đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp thông thường, ông bà chỉ có quyền chăm sóc, trông nom, giáo dục cháu, chứ không có quyền tranh chấp quyền nuôi dưỡng trực tiếp với cha, mẹ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về những thắc mắc của bạn.

Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894