Một trong các phương thức tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất được các doanh nghiệp lựa chọn là quảng cáo các sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, để thực hiện việc quảng cáo, doanh nghiệp cần xin giấy phép quảng cáo hay còn gọi là giấy xác nhận quảng cáo, đặc biệt là việc thực hiện quảng cáo đối với thực phẩm. Vì vậy, việc quy định về việc xin xác nhận quảng cáo đối với thực phẩm được pháp luật quy định chặt chẽ. Trong bài viết dưới đây, Khánh An xin được tư vấn về một số quy định về việc xin giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm.
Căn cứ vào
Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 09/2015/TT-BYT, các loại thực phẩm khi doanh nghiệp
thực hiện việc quảng cáo cần phải xin giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm bao gồm:
- Thực phẩm
chức năng;
- Thực phẩm
tăng cường vi chất dinh dưỡng;
- Nước
khoáng thiên nhiên;
- Nước uống
đóng chai;
- Phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Sản phẩm
thực phẩm, phụ gia thực phẩm đã có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc giấy
tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Nội dung
quảng cáo phải theo đúng quy định bao gồm các nội dung sau đây: Quảng cáo thực
phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây: Tên thực phẩm, phụ gia thực
phẩm; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị
trường.
- Quảng cáo
thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định các nội dung sau đây:
+ Tác dụng
chính và các tác dụng phụ (nếu có);
+ Khuyến
cáo "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa
bệnh”.
+ Không được
quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
+ Quảng cáo
thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định.
- Đối với
các nội dung ngoài nội dung đã công bố thì phải có tài liệu hợp pháp, tài liệu
khoa học chứng minh và trích dẫn rõ nguồn tài liệu tham khảo trong market, kịch
bản quảng cáo; đối với sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt phải được
nêu cụ thể trong quảng cáo;
- Đối với
quảng cáo trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, chạy chữ dưới chân các chương
trình truyền hình, trên các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật
thể di động không bắt buộc phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về cách
dùng, tác dụng, bảo quản nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố hợp
quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Không được
quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế,
có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
- Không được
sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ,
dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.
- Có đủ hồ
sơ theo quy định pháp luật (xem thêm tại đây);
- Đơn vị đề
nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản
công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
(đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc đơn vị có tư cách
pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy
xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ủy quyền bằng văn bản.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.