Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, không ít doanh nghiệp đã gặp phải những sai sót không đáng có, dẫn đến hồ sơ không được chấp thuận. Nhằm giúp Quý khách hàng nhận thức và tránh được những thiệt hại không đáng có, Công ty Tư vấn Khánh An xin đưa ra bài tư vấn về Những lưu ý dành cho doanh nghiệp khi đăng ký địa điểm kinh doanh.
- Luật Doanh nghiệp năm 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư
Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp.
Như vậy, địa điểm kinh doanh có thể hiểu là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh.
Theo quy định cũ của Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp vì có thể phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính.
Tuy nhiên, từ ngày 10/10/2018, Nghị định 108/2018/NĐ-CP đã quy định lại rằng doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở mọi tỉnh, thành phố mà không phụ thuộc vào địa chỉ của công ty mẹ.
Như vậy, một công ty ở Thành phố Hà Nội hoàn toàn có thể đăng ký lập địa điểm kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không cần lập chi nhánh phụ thuộc trước.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
- Tên địa điểm kinh doanh có thể được đăng ký bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ "công ty”, "doanh nghiệp”.
- Địa điểm kinh doanh không phải kê khai và nộp các loại thuế do được kê khai tập trung với công ty mẹ, tuy nhiên vẫn phải đóng lệ phí môn bài với mức đóng là 1.000.000 đồng mỗi năm.
- Địa điểm kinh doanh được phép đăng ký tất cả các ngành nghề mà công ty mẹ kinh doanh (trừ hoạt động liên quan tới xuất khẩu, nhập khẩu). Bên cạnh đó, địa điểm kinh doanh còn cần tuân thủ theo quy hoạch tại địa phương.
- Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
Trên cơ sở pháp lý là Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư, hành vi vi phạm liên quan tới việc không đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ bị xử phạt với mức cụ thể là:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Ngoài ra, đối với hành vi này, chủ doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nói trên.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Những lưu ý dành cho doanh nghiệp khi đăng ký địa điểm kinh doanh. Quý khách hàng có vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email:info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý Khách hàng!