Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng rộng
rãi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp
doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ các nhân, tổ
chức trong quá trình sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn doanh nghiệp chưa biết nhãn hiệu là gì và
chưa nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp. Do đó Khánh An
xin gửi tới Quý khách hàng bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về nhãn hiệu.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6
năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6
năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm,
Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Nội dung tư vấn
2.1. Khái niệm nhãn hiệu
Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí
tuệ năm 2005 có giải thích từ ngữ thì trong đó "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Để phân biệt sản phẩm của công ty nào,
người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm, đó là nhãn hiệu. Mỗi công
ty thiết kế nhãn hiệu riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng
nhận biết sản phẩm đó của công ty mình.
Theo đó nhãn hiệu là một trong những đối
tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ
tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.
2.2. Phân loại nhãn hiệu
Căn cứ vào tính chất, chức năng mà pháp
luật của Việt Nam và các nước trên thế giới có thể phân loại nhãn hiệu theo các
đặc điểm chung như sau:
- Phân loại theo mục đích sử dụng:
+ Nhãn hiệu dùng cho hàng
hóa: là những dấu hiệu hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau.
Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có thể được gắn trên chính hàng hóa hoặc trên bao
bì của hàng hóa đó.
+ Nhãn hiệu cho dịch vụ: Là
dấu hiệu để phân biệt của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác nhau. Dịch vụ được
hiểu là hoạt động thực tế, được thực hiện theo yêu cầu hay vì lợi ích của bên
thuê dịch vụ. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ.
- Phân loại theo tính chất:
+ Nhãn hiệu tập thể là nhãn
hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ
sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là
thành viên của tổ chức đó.
+ Nhãn hiệu liên kết là các
nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm,
dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
+ Nhãn hiệu chứng nhận là
nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên
hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ,
nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ,
chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch
vụ mang nhãn hiệu.
+ Nhãn hiệu nổi tiếng là
nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy ta có thể thấy nhãn hiệu thường là các dấu hiệu như chữ cái, từ ngữ, số, hình ảnh, biểu tượng, logo hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc, gắn trên hàng hóa hoặc đi kèm với các dịch vụ để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ khác nhau trên thị trường.
Tham khảo: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những
giá trị chúng tôi mang lại cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những
phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm
nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi
Thông
tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address:Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh
Xuan, Ha Noi
Mobile:
02466.885.821 / 096.987.7894
Web:
Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân
hạnh được hợp tác cùng Quý khách!