Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Thứ 2, 14/01/19 lúc 17:39.


Đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp

1. Cơ sở pháp lý

-   Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, sửa đổi bổ sung 2009;

-   Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

-   Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

2. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Một trong ba tiêu chí quan trọng nhất để một kiểu dáng công nghiệp đáp ứng đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ đó là kiểu dáng công nghiệp đăng ký phải có Tính mới. Nhìn vào thực tế thì đa phần các kiểu dáng công nghiệp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ là do đánh mất tính mới của sản phẩm, điều mà hầu như các cá nhân, tổ chức không biết trước khi đăng ký cho sản phẩm của mình. Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tính mới của kiểu dáng công nghiệp như sau:

"1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Đồng thời, Thông tư 01 quy định rõ về các đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp như sau:

"a) Cách đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Để đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp trùng lặp/tương tự gần nhất dùng làm kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

b) Kết luận về tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là mới nếu:

(i) Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc; hoặc

(ii) Mặc dù có tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong (không thuộc) tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đối chứng, hoặc

(iii) Kiểu dáng công nghiệp đối chứng chính là kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được công bố/bộc lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ.”

3. Tầm quan trọng của việc bảo vệ tính mới khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Khi tổ chức cá nhân muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì việc giữ bí mật sản phẩm là việc rất quan trọng và cần thiết. Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ phải chưa bị bộc lộ công khai ở bất cứ đâu, dưới bất kỳ hình thức nào tính đến ngày nộp đơn. Kiểu dáng công nghiệp có thể bị bộc lộ thông qua các cách thức như: kiểu dáng công nghiệp đã được đưa vào sử dụng; bản mô tả bằng văn bản như: thông qua việc quảng cáo trên ca-ta-lô, sản phẩm tiếp thị của công ty, phát hành các ấn phẩm; trưng bày trong cuộc triển lãm hay qua các bài giảng hoặc có thể được bộc lộ thông qua bất kỳ hình thức nào khác trước ngày nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Do vậy, nếu sản phẩm bị bộc lộ ra ngoài cho người khác biết trước kiểu dáng được bảo hộ thì tốt nhất nên có một hợp đồng bằng văn bản về việc giữ bí mật kiểu dáng công nghiệp đó, trong đó nêu rõ kiểu dáng là bí mật. Nếu kiểu dáng công nghiệp không may bị lộ ra ngoài và đánh mất tính mới trước khi đăng ký bảo hộ thì kiểu dáng đó sẽ trở thành một bộ phận của sở hữu cộng đồng và không thể được bảo hộ, trừ khi pháp luật hiện hành có quy định một "Ân hạn”

Ân hạn

Ở một số nước, pháp luật cho phép một ân hạn từ 6 tháng đến một năm kể từ ngày kiểu dáng được công bố công khai, bị bộc lộ hoặc được công bố để đăng ký. Đây là trường hợp mà những sản phẩm mang kiểu dáng được bày bán, trưng bày, triển lãm, hội chợ…trước khi nộp đơn. Trong thời hạn này chủ sở hữu hợp pháp của kiểu dáng công nghiệp có thể sử dụng, tiếp thị kiểu dáng công nghiệp đó mà không bị mất "tính mới” và chủ sở hữu vẫn có thể tiến hành đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Việc "ân hạn” này chỉ được áp dụng trong một thời hạn nhất định và không phải quốc gia nào cũng áp dụng cũng không phải được áp dụng chung trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung là kiểu dáng công nghiệp nên được giữ bí mật cho đến khi kiểu dáng được nộp đơn đăng ký bảo hộ. Pháp luật Việt Nam cho phép ân hạn trong thời hạn 6 tháng trong một số trường hợp như sau:

-   Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký được quy định theo luật SHTT.

-   Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học.

-   Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu cũng phải cân nhắc thêm vì trong thời gian ân hạn sẽ không được phép độc quyền kiểu dáng công nghiệp đó, tuy nhiên kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo vệ theo pháp luật về quyền tác giả hoặc pháp luật chống cạnh tranh tại quốc gia có liên quan.

Trưng bày kiểu dáng công nghiệp tại triển lãm hoặc hội chợ thương mại trước khi bảo hộ

Theo pháp luật kiểu dáng công nghiệp của các nước nếu không có ân hạn, có thể có ngoại lệ đặc biệt trong trường hợp triển lãm hoặc hội chợ. Theo đó, cho phép tác giả kiểu dáng công nghiệp đã trưng bày kiểu dáng tại một cuộc triển lãm hoặc hội chợ quốc tế chính thức (do đó kiểu dáng bị bộc lộ công khai) cho đến 6 tháng trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ mà không làm mất tính mới hoặc tính nguyên gốc. Tuy nhiên, đây cũng là một việc làm khá rủi ro vì rất ít triển lãm hoặc hội chợ được xem là triển lãm quốc tế chính thức. Do đó, việc lựa chọn nộp đơn trước khi trưng bày kiểu dáng vẫn là một lựa chọn tối ưu.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email:Info@Khanhanlaw.net

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894