Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay thì nhu cầu thành lập công ty của mỗi người là rất lớn. Tuy nhiên thủ tục thành lập công ty thường gây ra nhiều khó khăn bởi vì không phải ai cũng nắm rõ được các quy định pháp luật. Nhằm giúp đỡ khách hàng trong việc giải quyết thủ tục về thành lập công ty, Công ty tư vấn Khánh An xin tư vấn cho Quý khách hàng trình tự thành lập một số loại hình công ty sau: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên và Công ty Cổ phần.
Để tiến hành thành lập công ty, bạn cần phải thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
1. Đối với hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
Căn cứ pháp lí:
– Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2014;
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Nội dung giấy đề nghị tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014);
– Điều lệ Công ty;
– Đối với trường hợp cá nhân làm chủ sở hữu công ty:
- Cá nhân là người Việt Nam: Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Cá nhân là người nước ngoài: Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân
– Đối với trường hợp tổ chức làm chủ sở hữu công ty: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
– Giấy ủy quyền có công chứng trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục và kèm theo bản sao giấy tờ của Chủ sở hữu và người nhận ủy quyền (nếu có).
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.
2. Đối với hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Căn cứ pháp lí:
- Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên;
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
3. Đối với hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Căn cứ pháp lí:
- Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
– Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi chuẩn bị hết các giấy tờ cần có để thành lập công ty thì sẽ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (nộp trực tuyến qua trang web dangkyquamang.dkkd.gov.vn).
Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Khác với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định doanh nghiệp phải khắc dấu tại cơ quan công an. Theo đó, doanh nghiệp có quyền chủ động trong việc liên hệ với đơn vị khắc dấu và làm thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Tiến hành thủ tục kê khai thuế ban đầu, nộp thuế tại Chi cục thuế nơi Doanh nghiệp thành lập.
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp sau khi thành lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo thành lập, treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp, lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài với chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về trình tự thành lập một số loại hình công ty. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ phần nào có thể giải đáp những thắc mắc của bạn.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin trên Website, Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho Bạn.