Nhiều doanh nghiệp khi thành lập công ty chỉ đăng ký một
mức số vốn điều lệ thấp. Nhưng sau một thời gian hoạt động kinh doanh, sản xuất,
có những hợp đồng có giá trị lớn thì bắt buộc phải tăng vốn điều lệ công ty để
mở rộng hoạt động. Thông thường, đa số các doanh nghiệp chọn cách góp vốn bằng
tiền mặt. Vậy trong trường họp lựa chọn hình thức góp vốn bằng tài sản thủ tục sẽ
như thế nào? Hồ sơ gồm những gì? Hãy cùng Khánh An tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng
dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
Theo Điều 34 Luật doanh nghiệp
2020, Tài sản góp vốn bao gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng,
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản
khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là
chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định trên
mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 6 của Thông tư
45/2013/TT-BTC quy định về phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp. Theo đó,
Tài sản cố định vô hình: Bao gồm quyền sử dụng đất theo quy định của Thông tư
này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu
nhân giống.
Hồ sơ gồm:
(1) Thông báo thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp;
(2) Biên bản họp đại hội đồng cổ
đông về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
(3) Quyết định của đại hội đồng cổ
đông về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
(4) Biên bản định giá tài sản của
cơ quan thẩm định giá hoặc do các cổ đông công ty họp và định giá.
Lưu ý: Khi góp vốn bằng tài sản
là tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải nộp thêm các giấy tờ chứng minh quyền
sở hữu hợp pháp của tài sản góp vốn.
(5) Giấy ủy quyền cho người thực hiện
thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả;
(6) Bản sao công chứng giấy tờ chứng
thực cá nhân của người thực hiện thủ tục.
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ (trực
tiếp/trực tuyến) đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Sau 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ sẽ phản hồi về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,
cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ để
doanh nghiệp sửa đổi và nộp lại từ đầu.
- Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ theo
quy định của pháp luật;
- Soạn thảo hồ sơ;
- Đại diện doanh nghiệp tiến hành các công việc tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép;
- Tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp trong suốt quá trình
hoạt động;
- Liên hệ ngay để được báo giá trực tiếp.
>>>Xem thêm: Một số lưu ý khi tăng vốn bằng tài sản cố định
Trên đây là bài viết tư vấn cho doanh nghiệp khi thực hiện tăng vốn điều lệ. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến
Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một
cách nhanh gọn và hiệu quả.
Sử dụng dịch vụ của Khánh An: Thành
lập doanh nghiệp / Xin
giấy phép lao động / Thành
lập trung tâm tư vấn du học / Giấy
phép con / …
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng
tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi
tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc
mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An
chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address:88 To Vinh Dien,
Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha Noi
Mobile:02466.885.821 /
096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!