Khi thành lập Công ty, vấn đề Quan trọng đầu tiên là Đặt tên Công ty như thế nào để phù hợp với hoạt động kinh doanh, quy định của Pháp luật và được phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận. Hiện nay, có nhiều Công ty muốn đặt tên có cụm từ "Tập đoàn” ( Ví dụ như: Công ty Cổ phần Tập Đoàn ABC, Công ty TNHH tập đoàn XYZ….). Tuy nhiên có một số trường hợp, đăng ký tên công ty có cụm từ " Tập đoàn” lại bị Phòng đăng ký kinh doanh từ chối.
Vậy căn cứ theo quy định Pháp luật hiện hành và thực tế thì Tên
công ty có cụm từ " Tập đoàn” có được phép đăng ký hay không? Sau đây, Khánh An
xin đưa ra quan điểm tư vấn cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ theo quy định tại Điều 38. Tên doanh nghiệp của
Luật doanh nghiệp năm 2014:
"1. Tên tiếng Việt
của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp
được viết là "công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc "công ty TNHH” đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn; được viết là "công ty cổ phần” hoặc "công ty CP” đối với
công ty cổ phần; được viết là "công ty hợp danh” hoặc "công ty HD” đối với công
ty hợp danh; được viết là "doanh nghiệp tư nhân”, "DNTN” hoặc "doanh nghiệp TN”
đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng
được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W,
chữ số và ký hiệu.
……
3. Căn cứ vào quy định tại
Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có
quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp."
Ví dụ tên doanh nghiệp dự định đặt là " Công ty Cổ phần Tập Đoàn Khánh
An” thì cụm từ " Tập đoàn Khánh An” sẽ được xem là tên
riêng, còn loại hình công ty sẽ là công ty Cổ phần. Như
vậy, tên "Công ty Cổ phần Tập Đoàn Khánh An” đã đảm bảo đúng quy định
về mặt cấu trúc và hình thức.
Tại khoản 3 điều trên, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ
chối chấp
thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
·
Trường hợp
cấm:
" Điều 39.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
2. Sử dụng tên cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn
bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận
của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu
vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân
tộc."
Theo quy định trên, nếu phần tên riêng
của tên Công ty dự kiến đặt có chữ " TẬP ĐOÀN” thì hoàn toàn không
thuộc các trường hợp cấm trong đặt tên Doanh nghiệp
·
Trường hợp
tên Trùng/ Gây nhầm lẫn:
" Điều 42. Tên
trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng
Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng
Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây
được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh
nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh
nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước
ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của
doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh
nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã
đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái
tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh
nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã
đăng ký bởi ký hiệu "&”, ".”, "+”, "-”, "_”;
e) Tên riêng của doanh
nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã
đăng ký bởi từ "tân” ngay trước hoặc "mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh
nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng
ký bởi từ "miền Bắc”, "miền Nam”, "miền Trung”, "miền Tây”, "miền Đông” hoặc từ
có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại
các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty
con của công ty đã đăng ký."
Như vậy Nếu Bạn đặt tên công ty có cụm từ " TẬP ĐOÀN” mà cụm từ
này thuộc vào phần tên riêng thì tên công ty của bạn vẫn có khả năng đăng ký,
ví dụ như "Công ty Cổ phần tập đoàn Khánh An”.
Hiện nay có một số trường hợp, cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối
chấp thuận tên Doanh nghiệp có từ "TẬP ĐOÀN” mặc dù phía trước đã có loại hình
công ty (như Công ty Cổ phần tập đoàn…).
Trường hợp này, Phòng Đăng ký kinh doanh thường căn cứ vào
quy định tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP và
Điều 188 Luật Doanh nghiệp, theo đó Tập đoàn kinh tế không phải là 1 loại hình Doanh
nghiệp mà nó là một nhóm Công ty và cụm từ " Tập đoàn" không được xác định
là tên riêng mà là một loại hình tổ chức. Do đó nếu một công ty sử dụng từ "
Tập đoàn" trong tên của mình sẽ có khả năng gây nhầm lẫn với Các Tập Đoàn
kinh tế. Tuy nhiên quan điểm trên không được thống nhất ở nhiều cơ quan
đăng ký kinh doanh và cũng không có quy định pháp luật nào quy định rõ ràng.
Nếu xét ở góc độ pháp luât hiện hành, chúng ta có
thể coi cụm từ " tập đoàn thuộc thành phần tên riêng, phía trước đã có loại
hình công ty cụ thể là " Công ty CP hay Công ty TNHH…” nên không có cơ sở để
gây nhầm lẫn với loại hình Tập Đoàn kinh tế theo quy định của pháp luật. Vì vậy
tên Doanh nghiệp có cụm từ "Tập đoàn" hoàn toàn có khả năng đăng ký.
Khánh An nhận cung cấp dịch vụ đăng ký tên Doanh
nghiệp có cụm từ " Tập đoàn” Uy tín hiệu quả.
Hi vọng những tư vấn trên có thể giúp ích cho Quý
Khách trong việc đặt tên cho Doanh Nghiệp.
Mọi vấn đề cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
trực tiếp qua:
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua
Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.