Khi văn phòng đại diện hoạt động không còn hiệu quả hay khôngcần thiết nữa thì doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn giải thể văn phòng đạidiện để giảm thiểu chi phí. Vậy thủ tục giải thể văn phòng đại diện ra sao? Hồ sơ giải thể văn phòngđại diện như thế nào? Khánh An xin đưa ra một sốtư vấn để Qúy khách hàng có thể hiểu hơn về thủ tục này.
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăngký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăngký doanh nghiệp.
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp2020, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đạidiện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Văn phòngđại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Đểkhóa mã số thuế chúng ta cần nộp hồ sơ, thủ tục đóng mã số thuế văn phòng đạidiện tại Chi cục thuế quản lý của văn phòng đại diện. Hồ sơ gồm :
(1) Thôngbáo chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Theo mẫu 24/ĐK-TCT Thông tư 95/2016/TT-BTC);
(2) Quyếtđịnh giải thể văn phòng đại diện;
(3) Biênbản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể văn phòng đạidiện;
(4) Giấychứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (bản sao);
(5) Giấyđăng ký mã số thuế bản chính ( nếu có).
Lưu ý: Doanhnghiệp khi nộp hồ sơ cũng như công văn xin đóng mã số thuế thì phải hoàn tấtnghĩa vụ thuế cho văn phòng đại diện theo đúng quy định.
Đồng thời, trong trường hợp văn phòng đại diện được thành lập trước ngày01/07/2015 – ngày bắt đầu có hiệu lực của Luật doanhnghiệp 2014 thì cần nộp hồ sơ trả dấu/xác nhận không sử dụng dấu tạicơ quan công an.
Sau khi khóa mãsố thuế và trả con dấu, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ ngưng hoạt động vănphòng đại diện. Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện gồm có:
(1) Thông báo chấmdứt hoạt động văn phòng đại diện (Mẫu Phụ lục II – 22, Thông tư 20/2015/ TT –BKHDT)
(2) Quyết định giảithể văn phòng đại diện;
(3) Biên bản họp Hộiđồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể văn phòng đại diện (nếucó);
(4) Giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
(5) Danh sách ngườilao động cũng như quyền lợi tương ứng của người lao động trong VPĐD;
(6) Danh sách các chủnợ cũng như số nợ chưa thực hiện thanh toán (nếu có);
(7) Con dấu văn phòngđại diện (nếu có);
(8) Giấy chứng nhậnđăng ký thuế và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bản sao (nếu có).
Trong vòng 05 ngàylàm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệvà doanh nghiệp đáp ứng đủ nghĩa vụ về thuế thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽchuyển tình trạng của VPĐD trong Cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp về trạngthái chấm dứt hoạt động.Sau đó, ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động vănphòng đại diện. Còn trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nhận đượcvăn bản nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thủ tụcthành lập văn phòng đại diện 2022
Trên đây là bài viết về thủ tục chấm dứt hoạtđộng văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mọi vấn đề thắcmắc Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty tư vấn Khánh Anchúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tớicho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã manglại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc Quý kháchhàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 hoặc 096.987. 7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnhđược hợp tác cùng Quý khách!