Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp

Tư vấn đăng ký bảo hộ thiết kế, mạch tích hợp bán dẫn

Thứ 5, 27/12/18 lúc 11:03.

Tư vấn đăng ký bảo hộ thiết kế, mạch tích hợp bán dẫn

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 sửa đổi bổ sung 2009;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

2. Khái niệm thiết kế bố trí mạch tích hợp

Theo điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

"14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. 

15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.”

Như vậy, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

3. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ

Thiết kế bố trí mạch tích hợp là sản phẩm sáng tạo của con người, là kết quả của quá trình đầu tư trí tuệ và tài chính rất lớn nhằm tạo ra những sản phẩm ngày càng tiện dụng, gọn nhẹ, cần ít nguyên liệu sản xuất nhưng lại có nhiều chức năng tiên tiến hơn.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là sự bố trí không gian ba chiều vị trí, kích thước của các phần tử của mạch điện tử và mối liên hệ giữa các phần tử đó.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có những đặc điểm sau đây:

  • Thứ nhất, phải tồn tại dưới dạng một sản phẩm đã hoàn thành hoặc các bộ phận để tạo nên một sản phẩm hoàn thành, có giá trị sử dụng nhất định
  • Thứ hai, bao gồm các phần tử mạch được bố trí, sắp xếp trong mối liên kết với nhau và tất cả được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn
  • Thứ ba, sự liên kết của các phần tử mạnh nhằm thực hiện chức năng điện tử

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:theo quy định của Điều 68, Luật sở hữu trí tuệ, thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện : có tính nguyên gốc và tính mới thương mại.

Tính nguyên gốc: Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các tiêu chí:

  • Thiết kế bố trí đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả. Tác giả đã có nhiều sự đầu tư trí tuệ nhất định để tạo ra thiết kế bố trí trong công nghệ thiết kế mạch bán dẫn. Thiết kế bố trí đó không phải là sự sao chép hoàn toàn của bất kỳ thiết kế nào đã có trước đó.
  • Tại thời điểm được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và các nhà sản xuất mạch tích hợp . Yêu cầu này đòi hỏi thiết kế bố trí chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, trình bày hoặc mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức bộc lộ khác
  • Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định trên.

Tính mới thương mại: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu nó chưa từng được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Thiết kế bố trí không bị mất tính mới thương mại nếu như đơn đăng ký được nộp trong vòng 02 năm tính từ ngày thiết kế bố trí đó được người có quyền đăng ký hoặc được người có quyền cho pháp khai thác lần đầu tiên nhằm mục đích thương mại trên bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Khai thác thiết kế bố trí như trên là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tính hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạnh tích hợp đó.

4. Quyền đăng ký thiết kế bố trí

a) Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký thiết kế bố trí:

- Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

b) Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

c) Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

+ Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký thiết kế bố trí;

Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký thiết kế bố trí;

Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký thiết kế bố trí.

5. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

a) Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;

b) Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết trước đó
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894