Trong bối cảnh nền văn hóa và nghệ thuật ngày càng phát
triển mạnh mẽ, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống trở thành nhiệm
vụ quan trọng hơn bao giờ hết. Hà Nội, với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong
phú, luôn tự hào là nơi lưu giữ và phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ độc
đáo. Hãy cùng Khánh An tìm hiểu về thủ tục phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội
ngành thủ công mỹ nghệ trong bài viết dưới đây.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng
06 năm 2022 của Quốc hội ban hành;
- Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ban hành quy chế phong tặng
danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ ngày 18 tháng 05 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành
thủ công mỹ nghệ
Người được đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội
phải đạt các tiêu chuẩn sau:
1) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm
gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;
2) Là thợ giỏi được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên
trong nghề tối thiểu 10 năm; có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện,
sáng tác thiết kế được ít nhất 5 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao mà
người thợ bình thường không làm được, trực tiếp làm ra ít nhất 10 tác phẩm có
giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, đáp ứng được một trong các yêu cầu sau:
- Sản phẩm, tác phẩm đạt giải thưởng vàng, bạc, đồng hoặc
tương đương tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế; đạt giải nhất, nhì
tại các cuộc thi sản phẩm thủ công do các cơ quan, đơn vị, hiệp hội nghề tổ chức;
- Sản phẩm, tác phẩm được chọn trưng bày trong các Bảo
tàng, công trình văn hóa, phục chế di tích lịch sử;
- Sản phẩm, tác phẩm được chọn làm mẫu phục vụ công tác
giảng dạy tại các trường mỹ thuật, đào tạo nghề;
3) Có thành tích trong việc giữ gìn, phát triển nghề;
tham gia đào tạo truyền nghề cho tối thiểu 50 người.
4) Những người do đặc thù của nghề, chưa đủ tiêu chuẩn về
đào tạo truyền nghề đủ số người, hay chưa đủ thâm niên nghề theo quy định, vẫn
được xem xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.
2. Hồ sơ xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội
Hồ sơ xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội của cá
nhân được làm thành 4 bộ, bao gồm:
1) Đơn đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội;
2) Sơ yếu lý lịch của người đề nghị xét tặng danh hiệu
nghệ nhân (có dán ảnh và xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về việc chấp hành
đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước).
3) Bảng liệt kê các sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật cao, có
giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật (kèm đĩa CD chứa các file ảnh sản phẩm, tác
phẩm và các tài liệu chứng minh nguồn gốc liên quan).
4) Các bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, huy chương, giải
thưởng đạt được trong các cuộc thi, triển lãm, hội chợ trong nước hoặc quốc tế,
kèm theo ảnh chụp các sản phẩm đoạt giải.
5) Những người do đặc thù nghề, chưa đủ tiêu chuẩn về đào
tạo truyền nghề đủ số người, hay chưa đủ thâm niên nghề theo tiêu chuẩn phong tặng
danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ, phải làm đơn trình bày rõ lý
do, gửi UBND Thành phố và Hội đồng xem xét, quyết định.
3. Quy trình, thủ tục xét tặng
Bước
1: Các cá nhân đang hoạt động trong ngành thủ
công mỹ nghệ đối chiếu với các Tiêu chuẩn (Được liệt kê ở Phần 1), xét thấy đủ
điều kiện, kê khai hồ sơ xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội và nộp hồ sơ
tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã).
Bước
2: UBND cấp xã hướng dẫn kê khai hồ sơ, xem
xét, xác nhận hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ cá nhân, tổng hợp và gửi UBND quận, huyện,
thành phố trực thuộc (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện): Danh sách đề nghị xét
phong tặng, kèm theo các bộ hồ sơ cá nhân;
Bước
3: UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của
hồ sơ; tổng hợp và gửi UBND Thành phố và Sở Công Thương: Công văn đề nghị xét tặng
danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, Danh sách đề nghị xét phong tặng kèm theo các bộ hồ
sơ cá nhân;
Bước
4: Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội do UBND Thành
phố quyết định thành lập, tổ chức xét chọn danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, trình
UBND Thành phố quyết định;
Bước 5: Hội đồng
xem xét các hồ sơ cá nhân được UBND cấp huyện đề nghị và thông báo công khai kết
quả xét chọn trên phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến dư luận trong
07 ngày làm việc, nếu không có ý kiến khác, Hội đồng trình UBND Thành phố quyết
định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.
Tham
khảo: Thủ tục xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ
công mỹ nghệ
Trên
đây là những thông tin về Thủ tục phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành
thủ công mỹ nghệ. Để hiểu rõ hơn về quá trình phong
tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ, khách hàng vui lòng
liên hệ 02466.885.821/ 096.987.7894.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng.
Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho
Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng
liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address:88
To Vinh Dien, Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha Noi
Mobile:02466.885.821 / 096.987.7894
Web:Khanhanlaw.com
Email:Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!